• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ô tô đồng loạt tăng giá theo đồng USD

11/11/2022, 09:30

Theo nhận định, ngoài lý do thiếu linh kiện, chi phí vận tải tăng cao, biến động tỷ giá ngoại tệ đã tác động trực tiếp đến giá xe.

Gần đây nhiều hãng xe đồng loạt điều chỉnh, tăng giá bán ô tô. Theo nhận định, ngoài lý do thiếu linh kiện, chi phí vận tải tăng cao, biến động tỷ giá ngoại tệ đã tác động trực tiếp đến giá xe.

Xe bình dân đến hạng sang đều tăng giá

Giá xe Volvo hiện cao hơn trước từ 40 - 160 triệu đồng do tỷ giá đồng USD tăng mạnh. Ảnh: PV

Anh Lê Thanh Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cuối tuần trước, do cần mua một chiếc ô tô 7 chỗ nên đã quyết định sẽ mua mẫu xe Toyota Fortuner máy dầu lắp ráp. Do chưa chốt giá nên ngày 1/11, khi đến đại lý, chiếc xe anh định mua đã tăng giá thêm 11 triệu đồng.

Theo ghi nhận của PV, từ giữa năm 2022 đến nay, nhiều hãng xe đã điều chỉnh giá bán ô tô, cả lắp ráp lẫn nhập khẩu theo chiều hướng tăng.

Mới nhất, Toyota Việt Nam (TMV) thông báo điều chỉnh giá bán toàn bộ dải sản phẩm Fortuner tại thị trường Việt Nam kể từ ngày 1/11 (giá từ 1,015 – 1,459 tỷ đồng lên thành 1,026 – 1,47 tỷ đồng, tăng từ 11 – 42 triệu đồng).

Trước đó, nhiều mẫu lắp ráp lẫn nhập khẩu của Toyota cũng đã được điều chỉnh.

Theo đại diện VAMA, việc điều chỉnh giá xe chỉ để phản ánh đúng bản chất của việc thay đổi tỷ giá USD. Tuy nhiên, tuỳ thời điểm để cạnh tranh, các hãng có thể vẫn sẽ khuyến mại, bởi không hãng nào chịu mất thị phần nếu giá bán tăng mạnh.


Dù không công bố lý do tăng giá nhưng TMV cho biết: “Giá xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Do đó, dựa vào từng thời điểm cũng như chiến lược của mỗi dòng xe, TMV sẽ điều chỉnh và đưa ra mức giá phù hợp nhất”.

Từ tháng 9/2022, THACO - Trường Hải cũng đã điều chỉnh giá bán với nhiều mẫu xe của các thương hiệu khác nhau gồm: Mazda, Kia và Peugeot.

Một số mẫu điều chỉnh giá bán tăng nhiều của Mazda có thể kể tới như Mazda 6 (tăng 40 triệu đồng 2 phiên bản Luxury và Premium, từ 849 – 909 lên thành 889 – 949 triệu đồng), CX-5 (bản Luxury tăng 30 triệu đồng lên thành 879 triệu đồng, bản Premium tăng 10 triệu lên thành 919 triệu đồng).

Hay Kia có Carnival (tăng cao nhất 40 triệu đồng bản 2.2D Luxury 8 chỗ) còn Peugeot là 2008 (tăng 20 – 40 triệu đồng), 5008 (tăng 40 triệu đồng bản Allure và GT) và Traveller (tăng 40 triệu đồng bản Premium 7 chỗ).

Mới đây, sau một thời gian dài giữ nguyên giá bán xe, Liên doanh Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam cũng lần đầu tiên điều chỉnh giá bán kể từ đầu năm.

Các mẫu xe nằm trong diện điều chỉnh giá bao gồm SantaFe (tăng 25 – 35 triệu đồng, có giá bán mới từ 1,055 – 1,375 tỷ đồng), Tucson (tăng 20 – 35 triệu đồng, có giá bán mới từ 845 – 1,06 tỷ đồng) và Creta (tăng 10 – 20 triệu, có giá bán mới từ 640 – 740 triệu đồng), mức tăng giá từ 10 - 35 triệu đồng tuỳ từng mẫu xe và phiên bản.

Đến hãng xe nổi tiếng nhiều ưu đãi như VinFast, vào ngày 4/7 cũng đã điều chỉnh giá bán đối với 2 dòng ô tô điện là VF8 và VF9, tăng từ 51,5 – 64,8 triệu đồng tuỳ phiên bản.

Giá mới cho VF8 tăng 51,5 – 51,9 triệu đồng, lên thành từ 1,109 – 1,289 tỷ đồng. Giá mới cho VF9 tăng 64,1 – 64,8 triệu đồng, lên thành từ 1,508 – 1,636 tỷ đồng.

Không chỉ các hãng xe bình dân, những thương hiệu ô tô hạng sang như Lexus, Mercedes-Benz hay Volvo cũng đã điều chỉnh giá bán, mức tăng cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng.

Như Mercedes-Benz Việt Nam đã tăng giá bán một số dòng xe từ 17 – 159 triệu đồng. Đến tháng 10 vừa qua, hãng tiếp tục nâng cấp trang bị trên C-Class, công bố giá bán mới cao hơn trước từ 10 – 125 triệu đồng… Giá mới là 1,709 – 2,399 tỷ đồng, bản C300 AMG nhập khẩu giữ nguyên giá bán 2,399 tỷ đồng)…

Tăng giá không chỉ vì thiếu linh kiện

Thị trường ô tô cuối năm 2022 được dự báo sẽ không sôi động so với cùng kỳ những năm trước

Về nguyên nhân tăng giá xe, hầu hết các hãng đều cho biết do chi phí đầu vào nguyên vật liệu tăng, nguồn cung chip điện tử thiếu hụt từ năm 2021, chi phí vận tải logistics tăng cao…

Chia sẻ với PV, một chuyên viên Bộ Tài chính cho rằng, giá ô tô tăng trước hết do tác động của biến động tỷ giá khiến chi phí nhập khẩu tăng, bất kể người nhập khẩu nhập linh kiện về lắp ráp (CKD) hay nhập xe nguyên chiếc (CBU).

“Nhà nhập khẩu ô tô phải mua USD từ các ngân hàng, sau đó chuyển khoản cho bên bán tại Thái Lan, Indonesia hay Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng USD lên giá, tác động trực tiếp đến giá vốn của nhà nhập khẩu, kéo theo sự tăng giá của thành phẩm là xe lắp ráp CKD hay xe nguyên chiếc CBU”, vị chuyên viên cho hay.

TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, ô tô hiện nay tỷ lệ nội địa hoá thấp nên phần lớn linh kiện đều phải nhập khẩu.

Với các doanh nghiệp nhập khẩu bằng USD, khi giá USD tăng lên, chắc chắn chi phí đầu vào tăng, dẫn đến đầu ra cũng phải tăng.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, hầu như các doanh nghiệp ô tô hiện nay đều dùng đồng USD để nhập khẩu linh kiện cũng như xe nguyên chiếc. Doanh nghiệp phải đổi tiền Việt sang USD để mua.

“Trước đây mua 1 linh kiện mất 10 USD, tương ứng khoảng 230.000 đồng. Hiện do USD tăng giá, dù vẫn chỉ mất 10 USD cho linh kiện đó nhưng trên thực tế, tương ứng với giá quy đổi hiện nay là gần 250.000 đồng”, vị này lý giải và cho rằng, chưa chắc các hãng đã đưa toàn bộ số tiền phải trả thêm đó vào giá bán. Trước đó sẽ phải có bộ phận tài chính tính toán các phương án, dự trù tỷ giá. Nếu như tỷ giá tăng cao vượt ngưỡng đã dự trù thì mới phải điều chỉnh hoặc sẽ điều chỉnh vào lúc thay đổi sản phẩm.

Đại diện Volvo Việt Nam thừa nhận, giá bán ô tô mới cũng tăng so với trước do ảnh hưởng của biến động tỷ giá bởi hãng cũng sử dụng USD để nhập xe.

“Giá đồng USD tăng khoảng 15% so với trước khiến giá nhập khẩu cũng tăng 15%. Tuy nhiên hãng đã cố gắng điều chỉnh để giá xe bán ra hiện chỉ tăng từ khoảng 2 - 5%”, vị đại diện nói thêm.

Tình hình cuối năm sẽ ra sao?

Giám đốc một đại lý ô tô lớn tại Hà Nội nhận định, thị trường ô tô quý IV/2022 sẽ khác so với cùng kỳ của những năm trước. Thứ nhất là 5 tháng đầu năm có chính sách giảm lệ phí trước bạ nên 7 tháng cuối năm nhu cầu sẽ xuống. Thứ hai, nhu cầu mua xe bị ảnh hưởng bởi bất động sản, chứng khoán, tài chính sụt giảm. Bên cạnh đó, hiện vay ngân hàng để mua xe cũng khó khăn hơn.

“Thực tế hiện nay, hãng nào còn lợi nhuận, nguồn cung xe nhiều có thể ưu đãi, giảm giá để kích cầu. Nếu cuối năm hãng nào còn tồn kho nhiều thì sẽ giảm lợi nhuận để ưu đãi. Nhưng những mẫu xe nào đã tăng giá thì nhiều khả năng cũng không có hàng tồn”, giám đốc đại lý chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.