• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Ô tô nhiều công nghệ chưa chắc đã an toàn?

12/03/2024, 08:30

Một số nghiên cứu cho thấy các trang bị hiện đại và hệ thống hỗ trợ lái nâng cao có thể khiến tài xế mất tập trung và gây mất an toàn.

Công nghệ phát triển nhanh chóng giúp ô tô ngày càng trở nên hiện đại và giàu tiện nghi hơn. Nhiều trang bị trước kia vốn là “đặc quyền” của xe sang nay đã xuất hiện rộng rãi trên các dòng ô tô phổ thông như đèn LED, bảng đồng hồ kỹ thuật số, camera 360 độ hay gói ADAS.

Tuy nhiên, ô tô nhiều công nghệ chưa chắc đã thực sự an toàn. Theo một số tổ chức về an toàn xe hơi uy tín trên thế giới, việc được trang bị hàng loạt tiện nghi và tính năng trợ lái có thể khiến tài xế dễ mất tập trung hơn, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Ô tô nhiều công nghệ chưa chắc đã an toàn?- Ảnh 1.

Lạm dụng ADAS có thể khiến tài xế mất tập trung.

Đơn cử ADAS - gói hỗ trợ lái nâng cao với những tính năng như cảnh báo chệch làn, hỗ trợ giữ làn, phanh giảm thiểu va chạm, kiểm soát hành trình thích ứng... hiện đã có mặt trên hàng loạt mẫu ô tô phổ thông bán ở Việt Nam.

Quỹ AAA vì An toàn Giao thông (AAA Foundation) đã thực hiện thử nghiệm gồm 30 tài xế, lái những chiếc ô tô trang bị các tính năng ADAS trong thời gian từ 6-8 tuần trên cao tốc. Hành vi và thái độ của nhóm tài xế này với gói ADAS được đánh giá trước, trong và sau quá trình lái.

Theo kết quả được tổ chức này công bố cuối tháng 9/2023, các tài xế dần trở nên thuần thục với công nghệ ADAS nhưng lại ít sử dụng trong các tình huống thực sự cần thiết. Thay vào đó, họ thường dùng những tính năng hỗ trợ lái trên đường thoáng và trong điều kiện thời tiết tốt hơn.

Các tài xế dùng ADAS cũng được ghi nhận có mức độ stress thấp hơn và cảm thấy thích thú hơn khi lái xe. Tuy nhiên sau 6-8 tuần thử nghiệm, tần suất hệ thống cảnh báo người lái mất tập trung cũng dày đặc hơn.

Kết luận mà AAA Foundation đưa ra là, ban đầu khi mới dùng ADAS, tài xế tập trung lái xe hơn so với trên ô tô không có ADAS. Song sau vài tuần trải nghiệm, tài xế bắt đầu cảm thấy thoải mái, phần nào đó có tâm lý ỉ lại và làm nhiều việc riêng hơn khi ngồi sau vô-lăng. Từ đó bị mất tập trung và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Một ví dụ khác là màn hình cảm ứng, hiện nay được nhiều hãng xe tích hợp hàng loạt tính năng quan trọng và thường xuyên sử dụng như chỉnh điều hòa, điều khiển ghế...

Ô tô nhiều công nghệ chưa chắc đã an toàn?- Ảnh 2.

Theo AAA Foundation, tài xế dùng màn hình cảm ứng làm những việc như tìm đường hay gửi văn bản thường bị xao nhãng khoảng 40 giây. Trong khi đó các nghiên cứu chỉ ra rằng, người rời mắt khỏi đường hơn 2 giây liên tục có nguy cơ gây tai nạn cao gấp đôi.

Mới đây, tổ chức đánh giá an toàn xe hơi Euro NCAP cho biết, ô tô trang bị màn hình cảm ứng mà loại bỏ hầu hết phím vật lý sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng khi phải rời mắt khỏi đường để thao tác.

Từ năm 2026, nếu không có nút vật lý, lẫy gạt hoặc núm vặn của xi-nhan, đèn tín hiệu khẩn cấp, còi hay gạt mưa sẽ bị Euro NCAP hạ điểm an toàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.