Có nên tin rằng những chiếc ô tô điện chạy bằng pin lithium là những chiếc xe “sạch”? - Ảnh: Tesla model S |
Ngành công nghiệp ô tô đang có xu hướng chuyển dần sang những mẫu xe điện hiện đại không kém những chiếc xe động cơ đốt trong hiện tại. Không ít ý kiến cho rằng, xe điện do không phát thải khí ra môi trường nên sạch hơn so với các loại xe sử dụng xăng hoặc dầu, tuy nhiên, thực tế có hẳn như vậy?
Hiện tại, pin được trang bị trên xe hơi chạy điện thường là loại Lithium-lon-Polymer (Li-Po), một dòng pin năng lượng được đánh giá có tuổi thọ cao. Trong đó, Lithium là một loại kim loại mềm màu trắng bạc thuộc dạng hiếm và không có ở dạng nguyên tố tự nhiên mà được tạo ra dưới dạng hợp chất.
Ở quy mô thương mại, Lithium được tách ra bằng phương pháp điện phân hỗn hợp Liti Clorua và Kali Clorua. Tại mỏ khai thác ở Giang Tây (Trung Quốc), công nhân phải đào hố sâu 2 mét và đổ amoni sunfat (NH4) nhằm hòa tan đất sét để đổi lại một phần ít ỏi nguyên liệu tạo ra linh kiện.
Theo Tổ chức Bảo vệ môi trường Hòa bình xanh (Green Peace), một khối pin Lithium hoàn thành đã thải ra khoảng 3.640 kg. Nếu tính chi tiết, lượng khí CO phát ra sau khi chế tạo hoàn thành một chiếc xe điện lên đến 11.340 kg, trong khi với một chiếc xe thông thường chỉ là 7.257 kg khí CO.
Những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, phá hủy tầng ozone và hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên không không thể đổ hết lên đầu ô tô mà còn có nhiều tác nhân khác như cháy rừng, khí thải từ nhà máy công nghiệp. Và trên hết các hãng ô tô điện được gắn trên mình cái tên như thân thiện với môi trường, ô tô xanh, sạch nhưng nó chỉ sạch khi chạy trên đường.
Nguồn: Bài viết được trích dẫn từ Báo cáo về những tác hại của việc sản xuất ôtô điện”, Đại học Prager, Copenhagen, Đan Mạch.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận