• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Tâm điểm

Quy định mới giải nỗi oan không uống rượu bia vẫn bị từ chối bồi thường bảo hiểm

18/09/2023, 13:30

Nghị định 67/2023 vừa ban hành có quy định mới về ngưỡng nồng độ cồn bị từ chối bảo hiểm.

Quy định mới về loại trừ bảo hiểm bắt buộc với người có nồng độ cồn - Ảnh 1.

Chiếc xe bị nạn hồi tháng 2/2021 ở thị trấn Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) dẫn đến vụ kiện bảo hiểm BSH về nồng độ cồn tự nhiên trong máu của người lái xe.

Nghị định 67/2023 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc vừa ban hành, có hiệu lực từ 6/9.

Theo nghị định mới, trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm với người có nồng độ cồn (tại điểm đ, khoản 2, Điều 7 Nghị định 67/2023) như sau: “Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật”.

Dẫn chiếu quy định của Bộ Y tế (quyết định số 320/QĐ-BYT ban hành ngày 23/1/2014), theo đó nồng độ cồn sinh lý của người bình thường là dưới 10,9mmol/L.

Như vậy, chỉ khi người có nồng độ cồn trong cơ thể vượt ngưỡng 10,9mmol/L mới bị loại trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới theo quy định mới.

Theo luật sư Đỗ Hồng Sơn (VP luật sư Tinh Hoa Việt), đây là điểm mới rất quan trọng so với các quy định trước đây về nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể người lái xe cơ giới.

Cụ thể quy định cũ (khoản 5 Điều 13 Nghị định 03/2021) quy định: “Loại trừ thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật”.

“Trước đây, cứ có nồng độ cồn là bị loại trừ bảo hiểm nhưng nay quy định mới xác định ngưỡng nồng độ cồn phải trên ngưỡng 10,9mmol/L mới bị loại trừ bảo hiểm”, luật sư Sơn lý giải.

Theo ông Sơn, việc điều chỉnh quy định cũng bởi thực tiễn hơn 2 năm qua, số vụ khiếu nại bảo hiểm liên quan yếu tố nồng độ cồn sinh lý tăng lên, do người lái xe dù không uống rượu bia nhưng trong máu vẫn có nồng độ cồn dưới ngưỡng Bộ Y tế.

Một số vụ đã khởi kiện ra tòa, kết quả là hãng bảo hiểm thua kiện vì lợi dụng số “0” tuyệt đối về nồng độ cồn để từ chối bồi thường.

Theo một bác sỹ xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội), một số người khi xét nghiệm máu có nồng độ cồn tự nhiên, do chuyển hóa thức ăn hoặc do cơ địa.

Vì vậy, các xét nghiệm máu thường thực hiện vào buổi sáng, căn dặn người đi xét nghiệm nhịn ăn để các chỉ số huyết học được khách quan, chính xác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.