Theo dữ liệu thống kê từ Hãng phân tích thống kê toàn cầu (S&P Global) - báo cáo riêng của lĩnh vực chuyên ngành sản xuất phương tiện vận chuyển (S&P Global Mobility), năm 2020 số lượng xe cơ giới được sản xuất trên toàn cầu là 78,07 triệu chiếc.
Năm 2021, đã có 79,1 triệu xe cơ giới được sản xuất trên toàn thế giới, tăng 1,3% so với năm 2020.
Năm 2022, S&P Global Mobility đưa ra ước tính sản lượng 80,4 triệu ô tô và xe tải được xuất xưởng trên toàn thế giới, tăng khoảng 4,1% so với năm 2021.
Trong 2 năm thiếu chip bán dẫn, nhà máy Ford Hải Dương vẫn nhận được khoản đầu tư bổ sung 2.000 tỷ đồng để lắp ráp xe Ranger và Territory
Như vậy, có thể thấy trải qua 2 năm đại dịch khốc liệt nhưng sản lượng toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô vẫn tăng, dù tăng trưởng chỉ ở mức 1 con số.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn được thốt ra từ các vị CEO của mọi hãng xe, từ cấp độ toàn cầu cho đến nhà máy địa phương, nhưng vì sao sản lượng không giảm?
Lý giải cho thực tế này, các chuyên gia soạn thảo báo cáo của S&P Global Mobility cho biết, trong 2 năm đại dịch các hãng xe truyền thống đều co hẹp quy mô, tái cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung vào các khu vực địa lý hay quốc gia lợi thế nhất, kịp thời đóng cửa nhà máy ở những nơi địa chính trị bất ổn.
Tính đến cuối năm 2022, có 14 nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới nhưng nắm giữ sản xuất 54 thương hiệu xe hơi, trong đó:
3 trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đều ở Châu Á, gồm Toyota (Nhật), Geely (Trung Quốc) và Hyundai (Hàn Quốc).
3 trong 5 nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới cũng nằm ở Châu Á, gồm TSMC (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc) và SMIC (Trung Quốc).
Điều này giúp các nhà sản xuất ô tô Châu Á giảm bớt thời gian, chi phí giao nhận các loại chip bán dẫn ngày một nhiều trên các loại ô tô.
Bởi thế, phần lớn sản lượng ô tô thế giới tăng thêm trong 2 năm đại dịch đều có công của các hãng xe Châu Á, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc đóng vai trò chủ chốt, báo cáo của S&P Global Mobility viết.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận