Tại hội thảo, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) trình bày tham luận "Quản lý nhà nước đối với xe điện tại Việt Nam" đã nêu những quy định hiện có về quản lý sản xuất, lưu hành xe điện và định hướng bổ sung các quy định mới trong thời gian tới.
Dưới đây là nội dung bài tham luận:
Phương tiện giao thông điện là xu thế tất yếu
Dầu mỏ là tài nguyên không thể tái tạo, việc tiêu thụ chúng không bền vững và sẽ cạn kiệt do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy ngành GTVT hiện nay tiêu thụ trên 55% lượng dầu và thải ra khoảng 25% tổng lượng CO2 (Howey, 2012).
Phát thải CO2 của các động cơ sử dụng nhiên liệu dầu mỏ hoặc các nguồn nhiên liệu thay thế có gốc cacbon dẫn đến sự gia tăng hiệu ứng khí nhà kính, là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Tỷ lệ lượng phát thải CO2 của các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 17% lượng phát thải CO2 toàn cầu.
Ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT
Các quốc gia đã nghiên cứu, phát triển xe sử dụng nhiên liệu mới như: nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu, Hybrid, xe điện … Trong đó xe điện (Electric Vehicle - EV) có ưu thế hơn cả và trở thành xu hướng của tương lai. Các nước đều có chính sách ưu tiên để phát triển xe điện, nâng dần tỉ lệ xe điện. Số lượng xe điện tiêu thụ ở các quốc gia phát triển khá lớn.
Số liệu sản xuất lắp ráp xe máy điện ở Việt Nam qua các năm từ 2014 đến 2019. Sản xuất ô tô điện đến nay mới chỉ có 1 doanh nghiệp đã xuất xưởng ô tô Bus, dự kiến ra mắt thị trường ô tô con chạy điện vào cuối năm 2021.
Xe du lịch điện VF-e34, từ giữa năm 2021 VinFast đang khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống trạm sạc trên cả nước, với mục tiêu đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 40.000 cổng sạc ô tô điện phủ khắp 63 tỉnh thành.
Tại Việt Nam, hiện còn nhiều trở ngại khiến ô tô điện chưa phổ biến như: giá xe cao, hệ thống hạ tầng, trạm sạc nhanh còn thiếu, thời gian sạc pin dài hơn nhiều so với thời gian bơm nhiên liệu, tâm lý lo ngại của người tiêu dùng…
Quản lý nhà nước về chất lượng xe điện như thế nào?
Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu
Quyết định 16/2015/QĐ-TTg Xây dựng các chế tài nhằm cụ thể hóa các điều luật quy định về xử lý các sản phầm thải liên quan đến phương tiện giao thông điện như ắc quy, các ô tô, xe máy quá niên hạn sử dụng
Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 Quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Thực hiện giảm nhẹ phát thải “khí nhà kính” ngành GTVT nhằm thực hiện NDC phù hợp với điều kiện quốc gia trên cơ sở đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ (trong đó có giải pháp về phát triển PTGTĐB)
Về quản lý chất lượng phương tiện giao thông, trong đó có cả xe điện
Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp
- Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về sản xuất, lắp ráp ô tô
- Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT và 54/2014/TT-BGTVT
Đối với ô tô nhập khẩu
- Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về nhập khẩu ô tô và TT 05/2020/TT- BGTVT
- Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT và 55/2014/TT-BGTVT
Đối với ô tô đang lưu hành
- Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT (Đang được xây dựng thay thế TT 70)
Quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế. (86/2014/TT-BGTVT)
Quy định về kiểm tra chất lượng ATKT&BVMT xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy; Quy định về sản xuất xe mô tô, xe gắn máy. (45/2012/TT-BGTVT; 44/2012/TT-BGTVT)
QCVN 14/2015/BGTVT về chất lượng ATKT&BVMT xe mô tô, xe gắn máy
QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện
QCVN 75:2014/BGTVT Quy chuẩn về động cơ sử dụng cho xe đạp điện
QCVN 76:2014/BGTVT: Ắc quy sử dụng cho xe đạp điện
QCVN 10:2015/BGTVT: Chất lượng ATKT&BVMT ô tô khách thành phố
QCVN 09:2015/BGTVT Chất lượng ATKT&BVMT đối với ô tô
Ngoài ra còn các TCVN đã được Bộ KHCN công bố phục vụ sản xuất và quản lý chất lượng ATKT phương tiện.
Hệ thống tiêu chuẩn đối với xe điện trên thế giới
Riêng xe điện, trên thế giới có nhiều hệ thống tiêu chuẩn, nhưng nhìn chung đều có các yêu cầu an toàn như: an toàn điện, an toàn khi va chạm, an toàn của pin (REESS), cổng sạc, trạm sạc, mức tiêu hao năng lượng, quãng đường xe chạy...
Tiêu chuẩn an toàn điện: UN ECE R100, UN ECE R136; ISO (ISO 6449-2, ISO 6449-3, ISO 6449-4), Tiêu chuẩn GB/T (GB/T18384.2, GB/T18384.3).
An toàn điện khi có va chạm: UN ECE 135, UN ECE 137.
Cổng sạc, trạm sạc: IEC 61851-1, 61851-21, 61851-22, 61851-23, 61851-24, IEC 62196-1, IEC 62196-2, IEC 62196-3, IEC 62893.
Pin (RESS): ECE R100, IEC62660, ISO17405, IEC 62660-1, IEC 62660-2,IEC 62660-3, IEC 62619, ISO 12405-1, GB/T18384.1.
Quãng đường tối đa xe đi được, mức tiêu hao năng lượng: ECE R101, UN ECE R154, TCVN 7792:2015.
Động cơ điện: ECE R85.
Sự cần thiết bổ sung quy định, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về xe điện tại Việt Nam
Xe điện phát triển rất nhanh, không chỉ dừng lại ở công nghệ điện và còn kết hợp với các công nghệ điều khiển thông minh, AI … để hình thành xe có mức độ tự động hóa cao (xe tự lái). Các nhà sản xuất xe điện phải sở hữu công nghệ (ví dụ Tesla), trong tương lai có thể là các hãng công nghệ (ví dụ như Apple).
Hệ thống tiêu chuẩn về xe điện trên thế giới rất đa dạng và tiếp tục được xây dựng. Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện của mình mà lựa chọn và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phù hợp.
Xe buýt điện Vinbus vận hành thử nghiệm tại Hà Nội
Xe điện được phân loại vào nhóm xe cơ giới, do đó chịu sự quản lý của các quy định pháp luật về giao thông hiện hành. Tuy nhiên, xe điện thường đi kèm với các công nghệ tự lái. Do có đặc điểm vận hành đặc biệt nên cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng hệ thống quy định pháp luật phù hợp để quản lý, vận hành đảm bảo an toàn.
Bộ GTVT đã có chủ trương xây dựng các quy định liên quan đến xe điện như: an toàn điện, động cơ, pin, hệ thống điều khiển, an toàn thông tin, chuẩn sạc …. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế.
Rà soát, cập nhật các quy định quản lý, khai thác phương tiện giao thông điện trong quá trình xây dựng Luật giao thông đường bộ sửa đổi tới đây, Luật chất lượng hàng hóa, Luật Bảo vệ môi trường mới được quốc hội thông qua năm 2020, Luật đầu tư...);
Một số kiến nghị trước xu thế phát triển xe điện Việt Nam
Nhà nước cần ban hành lộ trình phát triển xe điện ở Việt Nam, trong các khoảng thời gian với các yêu cầu và mục tiêu cụ thể. Động lực cho sự phát triển ô tô điện trên thế giới chính là các quy định về bảo vệ môi trường cùng các chính sách về thuế và chế tài xử phạt.
Nhà nước ban hành quy hoạch chi tiết cho hạ tầng xe điện, bao gồm các địa điểm bố trí trạm, trang thiết bị nạp của trạm, công suất các trạm và sự cân bằng giữa công suất trạm nạp với mạng lưới điện cục bộ cũng như lưới điện quốc gia.
Các nhóm chính sách để khuyến khích nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng xe ô tô điện, nhằm tạo tiền đề cho thị trường sản xuất kinh doanh xe điện vận hành.
Xây dựng các chế tài nhằm cụ thể hóa các quy định về xử lý các sản phẩm thải bỏ liên quan đến xe điện như ắc quy, các ô tô, xe máy quá niên hạn sử dụng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận