• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Sử dụng đèn pha thế nào để không bị xử phạt?

04/04/2018, 07:35

Rất nhiều lái xe không thể phân biệt được đâu là chế độ đèn cốt và đâu là chế độ đèn pha.

autodaily_car_dream_3_yqkc

Sử dụng đèn pha không đúng nơi, đúng lúc có thể bị xử phạt

Cả ô tô và xe máy đều được thiết kế hệ thống đèn chiếu trước có hai chế độ là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cốt (chiếu sáng gần). Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng hai loại đèn này. Thậm chí việc sử dụng không đúng nơi, đúng có khi còn bị lực lượng chức năng xử phạt.

Về nguyên tắc, đèn cốt chiếu ở tầm gần hơn, giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng né tránh những vật lạ. Nhược điểm của đèn cốt là tầm chiếu gần khiến nếu bạn di chuyển với tốc độ cao, đặc biệt là trên đường cao tốc, tầm nhìn ngắn khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống.

Đèn pha giúp người lái có tầm nhìn xa tốt hơn, có thể chiếu sáng ở tầm cao nhất định, khiến những biển báo giao thông phát sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng đèn pha chiếu xa bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.

Ở Việt Nam, nhìn chung rất nhiều lái xe không thể phân biệt được đâu là chế độ đèn cốt và đâu là chế độ đèn pha. Do đó khi tham gia giao thông tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh trời chiều nhập nhoạng và các lái xe lên đèn pha khi tham gia lưu thông trong phố. Điều này gây rất nhiều khó chịu cho những lái xe đi đối diện.

Một số người cho rằng những khu vực không có đèn đường thì khoảng sáng đèn cốt không đủ sáng nhưng nếu bật đèn pha thì bị lóa mắt người đi ngược chiều. Sử dụng đèn pha - đèn cốt thế nào để không gây khó chịu cho người di trước mắt và không vi phạm Luật Giao thông đường bộ là điều quan trọng, nhưng rất nhiều người lái xe chưa hiểu biết đúng đắn về nó. Và chắc chắn, nhiều lái xe không ngờ rằng với lỗi: "Sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) khi tránh xe đi ngược chiều" có thể bị lực lượng chức năng phạt tới 600.000 - 800.000 đồng đối với xe ô tô theo điểm g khoản 3 Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP. Và xử phạt 60.000-80.000 đồng với xe mô tô theo điểm g, khoản 1, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Quan trọng hơn, sử dụng đúng đèn cốt, đèn pha hợp lý còn thể hiện ý thức tham gia giao thông đúng đắn cả mỗi người và sự tôn trọng với người khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.