Mô tô địa hình cũng được chia thành nhiều dòng xe khác nhau - Ảnh minh họa |
Mô tô địa hình là những chiếc xe có thể đập tan, “xử đẹp” mọi loại đường khó khăn như đường bùn đất, đường gồ ghề, đường cát,… Tuy nhiên không phải tất cả chúng đều có tên gọi giống nhau. Mô-tô địa hình cũng được chia ra làm nhiều loại tên gọi cho từng loại xe để phân biệt theo mục đích sử dụng của những người sở hữu dòng xe này.
Hình dáng thường thấy của một chiếc xe địa hình dòng Enduro - Ảnh minh họa |
Đầu tiên là dòng mô tô địa hình Enduro. Enduro là loại xe đa dụng, được sản xuất với mục đích chạy đường trường, đòi hỏi độ “lì lợm” và sức bền bỉ. Với tiêu chí đó, nhà sản xuất đã sản xuất ra chiếc xe có thể chạy mọi loại địa hình. Dòng xe Enduro đặc biệt ở chỗ các bộ phận của xe rất dễ thay thế để phù hợp với từng loại địa hình. Đơn cử như lốp của dòng xe này không cố định, nếu sử dụng chạy phố thì khách hàng có thể lắp loại lốp 20% on-road, 80% off-road nhưng khi đi đường gập ghềnh, khách hàng có thể dễ dàng thay thế loại lố 50-50.
Về kiểu dáng, dòng xe Enduro thường có gầm cao và lớn, giảm xóc dài đúng chất xe địa hình. Trước đây, Enduro chỉ có 2 dạng động cơ là 2 thì với công suất từ 125cc đến 300cc và động cơ 4 thì với công suất từ 250cc đến 600cc. Tuy nhiên ngày nay, đã có một biến thể Rally sở hữu bình xăng lớn với công suất lên đến 750cc.
Kiểu dáng đặc trưng của dòng xe Trial - Ảnh minh họa |
Dòng xe mô tô địa hình tiếp theo là dòng xe Trial. Khác hẳn với Enduro, dòng Trial tập trung vào kỹ thuật biểu diễn của người lái, thường được sử dụng để biểu diễn vượt chướng ngại vật, leo hộp, leo cầu thang, bay nhảy vách núi,… Chính vì vậy, dòng xe này thường sở hữu trọng lượng khá khiêm tốn, giảm lược các chi tiết “rườm rà” nhưng lốp sau thường lớn nhằm mục đích tạo trọng lực dồn về phía sau để người lái dễ dàng bốc đầu, xoay xe, hay đáp bánh sau xuống trước giúp người lái dễ dàng điều khiển.
Dòng xe địa hình Motocross - Ảnh minh họa |
Nhắc đến dòng xe địa hình, không thể không nhắc đến Motocross. Đây là dòng xe “tiến hóa” từ dòng Trial nhưng được thiết kế để đạt được tốc độ cao nhưng vẫn đảm bảo người lái có thể thể hiện kỹ thuật trên chiếc xe này. Chính vì vậy, dòng xe này được giảm kích thước bánh sau để đẩy tốc độ lên cao hơn, yên xe được đẩy cao hơn dòng Trial để phục vụ cho những pha “bay” ngắn, không đèn và trọng lượng khá nhẹ, chỉ từ 87 – 98kg.
Dòng Motocross sử dụng động cơ 2 thì cho công suất 125cc – 2500cc và động cơ 4 thì với công suất từ 250cc đến 450cc.
Dòng xe địa hình Supermoto - Ảnh minh họa |
Cuối cùng và cũng là dòng xe địa hình hay bắt gặp trên đường phố nhất đó chính là dòng Supermoto hay còn được biết đến với tên gọi Supermotard. Chính vì tần suất bắt gặp dòng xe này trên đường phố nhiều hơn tất cả các dòng xe còn lại trong “gia đình” mô tô địa hình nên có thể dễ dàng nhận biết đây là dòng xe được sản xuất chuyên chạy đường nhựa.
Dòng xe này được thiết kế để tối ưu hóa tốc độ trên đường nhựa và địa hình nên có cặp lốp dành cho đường địa hình đẹp, với bánh xe ít gai hơn 3 dòng xe ở trên để phục vụ mục đích tốc độ cao trên đường nhựa nhưng vẫn không kém cạnh trong khả năng vượt địa hình.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận