• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Thị trường ô tô lại chờ sốt đất?

26/09/2023, 14:24

Những cơn sốt đất thường đi liền với sự bùng nổ của thị trường ô tô. Khi bất động sản đóng băng cũng là lúc thị trường ô tô "cảm lạnh".

Sự đồng pha giữa chu kỳ sốt đất và lượng tiêu thụ ô tô của người Việt - Ảnh 1.

Khi cơn sốt đất qua đi, thị trường ô tô bị "cảm lạnh" là chu kỳ lặp lại trong hơn chục năm qua. Ảnh minh họa.

15 năm qua, người Việt chứng kiến hai chu kỳ sốt đất, kéo theo biến động lớn của các thị trường phái sinh liên quan như sắt thép, vật liệu xây dựng, thậm chí liên đới tác động mạnh mẽ đến sức mua của người dân vào những tài sản lớn như ô tô.

Giai đoạn 2007 - 2008, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đón nhận làn sóng đầu tư lớn sau hội nhập. Thời điểm đó, giá nhà đất tăng cao, từ 50 - 70%, thậm chí lên tới 100%, đồng thời có sự chuyển hướng đầu tư xây nhà ở riêng lẻ sang mua suất căn hộ trong dự án bất động sản.

2008 cũng là năm thị trường Việt Nam lập kỷ lục về tiêu thụ ô tô. Khoảng 140 nghìn xe bán ra cùng năm, tăng 30% so với doanh số 108 nghìn xe của năm 2007. Riêng lượng xe nhập khẩu là 50.400 chiếc, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với 22.400 xe nhập khẩu năm 2007. Các thương hiệu lớn như Toyota, Ford, Trường Hải làm ăn phát đạt, tăng trưởng hai chữ số trong năm 2008.

Giai đoạn 2019 - 2022, tác động bất ổn kinh tế toàn cầu kết hợp với đại dịch Covid-19 kéo dài suốt hai năm là điểm nhấn. Nguồn tiền nhàn rỗi không đưa vào sản xuất kinh doanh trong 2 năm đại dịch, đã được dồn nén “tất tay” vào bất động sản. Năm 2021, sốt đất lên đỉnh điểm khiến giá bất động sản ở nhiều địa phương tăng vọt, có thời điểm giá đất tăng theo ngày.

Từ cuộc sốt đất năm 2021, bước sang năm 2022 thị trường ô tô ghi nhận kỷ lục mới về tiêu thụ, 504 nghìn xe được lái về nhà khách hàng. Lần đầu thị trường xe hơi Việt Nam vượt mốc tiêu thụ 500 nghìn xe/năm, vươn lên vị trí thứ tư tại Đông Nam Á.

Năm 2023, cơn sốt đất hạ nhiệt cũng là lúc thị trường ô tô “cảm lạnh”. Các dữ liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và hơn 30 doanh nghiệp lắp ráp, nhập khẩu ô tô đều cho thấy sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng ô tô trong ba quý đầu năm sụt giảm 27 - 30% so với năm trước.

Giá xe hơi 15 năm qua đã rẻ đi nếu so với thu nhập bình quân tăng lên của người Việt, tuy nhiên nếu tính theo giá trị tuyệt đối thì mỗi chiếc xe 7 chỗ tầm giá 800 triệu đồng, bằng 80 tháng lương trung bình hiện tại của người lao động, tương đương gần 7 năm làm việc không ăn tiêu gì. 

Nếu tính chi li, khoản tích lũy từ tiền lương chưa bao giờ đủ để người Việt nghĩ đến chuyện mua ô tô.

Bởi vậy, sự đồng pha giữa chuyện sốt đất với số lượng tiêu thụ ô tô của người Việt là minh chứng rõ nét, để mua xe hơi người Việt phải cần thêm nhiều nguồn lực khác, có thể là khoản tích cóp nhiều năm của một gia đình, nguồn thu nhập đột biến từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng có lẽ tác động lớn và rõ nét nhất đến thị trường ô tô có lẽ chính là từ những biến động của thị trường bất động sản.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.