• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Tua công-tơ-mét để bán ô tô giá cao có thể phạt tù

25/07/2023, 14:30

Tua ngược công-tơ-mét được xác định là hành vi gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng nên bị xử phạt rất nặng, thậm chí phải ngồi tù.

Đến thợ cũng khó phát hiện

Việc ô tô cũ bị tua công-tơ-mét trước khi đến tay khách hàng không phải hiếm gặp tại Việt Nam, thậm chí diễn ra rất phổ biến.

Nhiều khi đi xem xe, thợ cũng không biết ô tô đã bị tua công-tơ-mét hay chưa.

Trao đổi với PV, một người kinh doanh ô tô cũ tại Hà Nội cho biết ngay cả với dân mua bán xe cũ chuyên nghiệp, việc mua xe bị tua công-tơ-mét cũng là chuyện rất hay xảy ra chứ không riêng gì với người mua xe bình thường. “Check” hãng là căn cứ duy nhất để có thể biết chiếc xe đó đã chạy được bao nhiêu kilomet.

Còn nếu không kiểm tra được thông qua đại lý hãng thì chỉ có thể mua theo cảm tính, rất khó nhận biết xe có bị tua công-tơ-mét hay không: “Ví dụ như nhìn vào tình trạng da trong xe, đời lốp… để đoán liệu chiếc xe này có số kilomet chính xác hay không. Tuy nhiên nếu tua chuyên nghiệp, bọc lại da ghế, thậm chí thay cả vô-lăng, mua lốp cùng đời xe… thì cũng khó có thể nhận biết được. Bản thân mình từ vài năm nay cũng đã né kinh doanh những dòng như Vios, City… vì đây là những xe hay chạy dịch vụ, để hạn chế việc mua phải xe bị tua công-tơ-mét”.

Bên cạnh đó, người kinh doanh ô tô cũ cũng chia sẻ, hiện khi mua ô tô cũ, tuỳ từng đại lý hãng có thể sẽ có hạng mục kiểm tra xe nhưng hầu như không bên nào cam kết số kilomet xe đã đi.

“Theo kinh nghiệm làm nghề mua bán xe cũ, hiện chỉ có các đại lý Mercedes-Benz nhận kiểm tra và có xác nhận bằng văn bản về số kilomet của xe. Tuy nhiên, con số cụ thể sẽ không được khẳng định. Do trên xe có nhiều hộp đen, có thể lưu giữ được số kilomet thật nên họ chỉ kiểm tra và xác nhận việc số kilomet ở các hộp đen có trùng hoặc không trùng nhau hay không. Bởi vẫn có thể xảy ra trường hợp tất cả các hộp đen đều đã bị chỉnh lại số kilomet”, người bán xe cũ nói thêm.

PGS.TS Nguyễn Thành Công, Phó trưởng bộ môn cơ khí ô tô (Đại học GTVT) cho biết, ô tô bị “tua công” sẽ làm sai lệch về thời hạn chu kì bảo dưỡng của xe. Việc không được bảo dưỡng đúng sẽ gây nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng tới chất lượng của các hệ thống tổng thành cũng như tính năng khai thác của ô tô.

Tại một số quốc gia, tua công-tơ-mét ô tô có thể sẽ bị phạt tù.

“Tua công” nâng giá xe cũ có thể phải ngồi tù

Từng chia sẻ với PV về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Đoàn Luật sư TP Hà Nội chia sẻ, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể chế tài đối với hành vi tua công – tơ – mét ô tô do đó các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi này vẫn lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật. Nếu tham chiếu đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là hành vi gian dối thì mức xử phạt hiện vẫn còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Điều 61 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định mức xử phạt đối với hành vi đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng thì mức xử phạt cao nhất cũng chỉ có 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, luật sư cũng cho biết thêm, theo quy định tại Điều 198, Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội lừa dối khách hàng, người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng từ thông qua việc gian lận hàng hóa để lừa dối khách hàng.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm trong trường hợp hành vi lừa dối khách hàng là hành vi có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Trên thế giới, nhiều trường hợp tua công-tơ-mét đã bị phạt tiền và tù. Tại Mỹ, đạo luật Liên bang số 49 (được thông qua năm 1972) nghiêm cấm hành vi quảng cáo, rao bán, lắp đặt, hoặc sử dụng thiết bị để vặn lùi công-tơ-mét. Cá nhân vi phạm sẽ đối diện với mức phạt tiền tối đa 250.000 USD hoặc gấp đôi số tiền lãi ròng hoặc lỗ ròng có được từ hành vi tội phạm, tùy mức nào nhiều hơn.

Mức phạt tù cho hành vi này cao nhất là 3 năm. Pháp nhân vi phạm bị phạt tiền tối đa 500.000 USD. Giám đốc hoặc nhân viên của công ty nếu cố ý vi phạm cũng sẽ bị áp dụng hình phạt như với cá nhân.

Mới đây nhất ở Anh, một người đàn ông 34 tuổi đã phải chịu 2 năm tù treo sau khi tua ngược công-tơ-mét của 46 ôtô trong nhiều năm qua. Ngoài mức án treo 2 năm là 100 giờ lao động công ích và 15 ngày phục hồi nhân phẩm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.