• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Vật liệu vải của xe Ford chịu đựng được đến mức nào?

24/02/2016, 14:09

Các kỹ sư Ford phải thực hiện thử nghiệm cào xước, bẻ gập và vấy bẩn trên nhiều chất liệu nội thất khác nhau.

image
Bai Kiem Tra Cao Xuoc - 5 ngon tay mo phong
Bài kiểm tra đánh giá khả năng chịu xước của vật liệu làm nội thất xe Ford

Trong suốt vòng đời của một chiếc xe hơi, việc nội thất xe có dấu hiệu trầy xước, rách mòn là không thể tránh khỏi. Trong những hành trình dài, người ngồi trên xe thường xuyên tiếp xúc, cọ xát với ghế ngồi, tựa vào các tay dựa, cầm nắm vô-lăng hay sử dụng bảng điều khiển và các thiết bị trong xe khác.

Vậy, Ford làm thế nào để những chiếc xe đối mặt với những thử thách này?

Để đảm bảo độ bền bỉ của tất cả các loại vải, da và nhựa được dùng cho nội thất xe, các kỹ sư của Ford  tiến hành liên tiếp  những thử nghiệm chi tiết và tỉ mỉ. Trong đó các chất liệu này sẽ phải trải qua các bài kiểm tra kéo giãn, cào xước, bẻ gập, ngửi và thậm chí vấy bẩn với những chất như dầu mỡ, bụi bẩn, cà phê nóng để thể hiện khả năng đương đầu với thử thách của thời gian.

Những bài kiểm tra nhằm đảm bảo phải trải qua rất nhiều tác động mạnh mẽ chứ không đơn thuần là vệt cà phê đổ bất ngờ để những vật sắc nhọn vô tình sượt qua hay những vết trầy xước, bào mòn cũng khó có thể làm chất liệu nội xe Ford xuống cấp.

Một trong số rất nhiều thử nghiệm khắt khe mà các chất liệu này phải vượt qua, được thực hiện thế nào? 

Bài kiểm tra “cào xước”khả năng chịu xước:

Phần nhựa sử dụng trong xe hơi phải đạt đuợc độ cứng cáp, bền dẻo và có khả năng chống trầy. Các dụng cụ mô phỏng 5 “ngón tay” có khối lượng khác nhau thay phiên cọ xát lên bề mặt nhựa của xe. Vết xước để lại sau bài kiểm tra này sẽ được giám định để đảm bảo rằng dấu trầy xước phải càng khó thấy càng tốt.

Kiểm tra khả năng làm sạch:

Những tình huống “oái ăm” khiến nội thất xe bị bẩn như đổ cà phê, vết bùn đất,… được các kỹ sư giải quyết thông qua bài kiểm tra mức độ vấy bẩn, bằng cách cố ý đổ bùn đất, cà phê nóng, sốt cà chua và dầu mỡ lên vải bọc ghế để thử khả năng chống ố.

Các vết bẩn được giữ nguyên trong vòng từ 30 phút đến 24 giờ, sau đó các mẫu vải được lau sạch và kiểm tra cẩn thận xem có bị phai màu hay không.

Bài kiểm tra khả năng chống loang màu:

Đồ bò xanh có lẽ là loại trang phục  được cả nam nữ trên toàn thế giới ưa chuộng nhưng nó cũng là nỗi ám ảnh của những chiếc ghế ngồi trên xe. Chất liệu bò thường để lại một vệt xanh trên bề mặt ghế da sáng màu.  

Các kỹ sư Ford đã chà nhiều loại chất liệu với nhiều màu sắc khác nhau lên bề mặt ghế da để xem có hiện tượng loang màu hay không.

Bài kiểm tra độ bền:

Sử dụng một công cụ tra tấn thời Trung Cổ, các kỹ sư dùng “chùy” là một quả cầu gai sắt đập liên hồi vào bề mặt vải gần 600 lần trong vòng 30 phút.

Không những thế, một đội ngũ chuyên gia thẩm định phải ngửi hàng loạt các mẫu chất liệu nội thất khác nhau và đánh giá theo thứ hạng để giúp các kỹ sư thiết kế nội thất loại bỏ mọi yếu tố mùi khó chịu cho không gian bên trong xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.