• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Vì sao doanh nghiệp ô tô đồng loạt kiến nghị miễn thuế?

11/10/2019, 08:29

Chính phủ cần xem xét miễn thuế nhập khẩu với nguyên liệu vật tư trong nước chưa sản xuất được để giảm chi phí đầu vào cho DN ô tô và cơ khí.

Điều khiển robot lắp ráp hộp số vào động cơ xe VinFast Lux SA2.0 tại Nhà máy ô tô VinFast (Cát Hải, Hải Phòng)

Các nhà sản xuất ô tô trong nước cho rằng, một trong những vấn đề nội tại của nền công nghiệp ô tô Việt Nam chính là nền tảng công nghiệp cơ khí còn thiếu sức cạnh tranh, nên rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ.

Thuế nhập nguyên liệu cao hơn linh kiện thành phẩm

Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng, chính sách thuế nhập khẩu đang tồn tại bất cập rất lớn, đó là thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu vật tư cao hơn thuế nhập khẩu linh kiện và thành phẩm, dẫn đến sản phẩm sản xuất trong nước chưa thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Do vậy, Chính phủ cần xem xét miễn thuế nhập khẩu với nguyên liệu vật tư trong nước chưa sản xuất được để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp ô tô và cơ khí. Ông Dương kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội trong năm nay sớm ban hành chính sách không tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với linh kiện phụ tùng ô tô sản xuất trong nước nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô.

Tham luận tại Hội nghị, Công ty CP tập đoàn Thành Công (TC Motor) cũng nêu hai kiến nghị về thuế. Thứ nhất, Chính phủ xem xét không tính thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư linh kiện để sản xuất linh kiện nội địa hóa trong nước và điều chỉnh thuế TTĐB cho phần giá trị nội địa hóa ô tô để hưởng ưu đãi theo hàm lượng giá trị tạo ra trong nước và giá trị linh kiện nội địa hóa. Mục đích của chính sách này là tạo động lực cho nhà sản xuất trong nước tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, trong dài hạn có thể tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa cao, phục vụ xuất khẩu.

Liên quan đến chính sách thuế cho công nghiệp ô tô, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết: “Các bộ, ban, ngành đang thảo luận về việc thay đổi chính sách thuế TTĐB dành cho ô tô, trên cơ sở không tính thuế TTĐB cho phần giá trị gia tăng được tạo ra trong nước. Dựa trên kinh nghiệm ở nhiều nước phát triển, VAMA tin rằng ưu đãi thuế TTĐB có thể là giải pháp hợp lý.

Tuy nhiên, VAMA cũng lưu ý các nhà hoạch định chính sách ở các điểm trọng yếu. Thứ nhất là bảo hộ vừa đủ cho xe CKD (lắp ráp trong nước) để có thể cạnh tranh được với xe CBU (nhập nguyên chiếc). Thứ hai là bình đẳng về cơ hội được hưởng ưu đãi cho tất cả các nhà sản xuất xe. Thứ ba, không tạo mức biến động lớn trên thị trường, chẳng hạn như tâm lý chờ đợi của khách hàng khi có thông tin thay đổi về thuế.

Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp cơ khí

Theo báo cáo của Bộ KHCN, dự báo tổng giá trị thị trường giai đoạn 2019 - 2030 của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ đạt 120 tỷ USD. Ngành cơ khí Việt Nam hiện có những doanh nghiệp đã ngang tầm khu vực như Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty CP tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast…


Ngoài chính sách thuế, TC Motor cũng kiến nghị Chính phủ xem xét đưa sản phẩm ô tô vào danh mục “sản phẩm công nghệ cao” được khuyến khích phát triển theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg. “Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ nhiều cụm linh kiện hàm lượng công nghệ cao, tiềm năng xuất khẩu lớn, vì vậy phù hợp với các sản phẩm được nêu trong Luật Công nghệ cao. TC Motor kiến nghị Chính phủ và Bộ KHCN quan tâm đề xuất này để ngành công nghiệp ô tô được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như với danh mục sản phẩm công nghệ cao”.

Tập đoàn Thành Công cũng nêu kiến nghị áp dụng các gói tín dụng dành cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Vào tháng 4/2019, Bộ Công thương đã đề xuất nội dung này và Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề xuất các gói hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô.

Kỹ sư Lê Văn Tuấn, Tổng giám đốc Lilama, Phó chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, các tập đoàn đa quốc gia đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất chế tạo từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nên doanh nghiệp cơ khí nước ta có cơ hội to lớn để phát triển, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi vậy, ông Tuấn kiến nghị Chính phủ ban hành quy định tất cả hàng hóa, vật tư mà doanh nghiệp cơ khí trong nước sản xuất được phải mua sắm trong nước, không cho phép nhập khẩu.

Về giải pháp liên kết các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương đề xuất Chính phủ triển khai các chương trình kết nối kinh doanh nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa với các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới nhằm tạo dựng thị trường, đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm và tham gia chuỗi giá trị với các sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.