• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Vì sao ô tô bồng bềnh khi di chuyển?

06/09/2023, 09:00

Di chuyển ô tô mà thấy bồng bềnh, chòng chành sẽ đem tới cảm giác không an toàn và khó chịu cho người lái. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Thành lốp mỏng

Thành lốp là bề mặt chịu áp lực cao nhất của lốp. Khi thành lốp quá mỏng dễ dẫn tới hiện tượng lệch tâm giữa bề mặt lốp và la-zang. Đây là nguyên nhân khiến ô tô có cảm giác bồng bềnh khi di chuyển.

Khi xe đi qua ổ gà hoặc địa hình mấp mô, lúc này lốp xe sẽ bị kẹp giữa gờ mặt đường và la-zang của xe. Khi thành lốp mỏng có thể dẫn tới rách thành lốp và nổ lốp. Chưa kể việc này còn gây hư hỏng la-zang

Nguyên nhân vì sao ô tô bồng bềnh khi di chuyển - Ảnh 1.

Thành lốp mỏng dễ dẫn đến va chạm giữa la-zang và mặt đường

Ngoài ra, thành lốp mỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xe khi trời mưa hoặc chạy trên mặt đường trơn trượt.

Để khắc phục tình trạng này người dùng nên thay lốp có thành dày hơn, lốp thành thấp. Do biên độ nhún ít hơn nên lốp thành thấp sẽ cho cảm giác êm ái, bớt bồng bềnh.

Áp suất lốp không đạt chuẩn

Áp suất lốp thấp hơn mức khuyến cáo của nhà sản xuất không chỉ gây mất an toàn, tốn nhiên liệu, gây mòn không đều và làm giảm tuổi thọ của lốp mà còn khiến người dùng có cảm giác lái xe bồng bềnh, không ổn định.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa áp suất của 4 lốp cũng khiến xe bị mất thăng bằng, lệch lái, khó kiểm soát.

Trong trường hợp lốp xe quá căng, khi di chuyển qua ổ gà, cảm giác xóc nảy sẽ khiến trải nghiệm lái xe trở nên tồi tệ, khó kiểm soát và đồng thời tạo thêm áp lực cho hệ thống treo.

Ngoài ra, lốp ô tô vốn được cấu thành từ các sợi bố cao su đan vào nhau, khi áp suất bên trong quá lớn, các sợi bố này sẽ bị kéo căng ra và dồn xuống vị trí tiếp xúc giữa lốp với mặt đường. Nếu chạy trên địa hình không bằng phẳng có thể dẫn đến nổ lốp.

Nguyên nhân vì sao ô tô bồng bềnh khi di chuyển - Ảnh 2.

Áp suất lốp xe theo từng trường hợp tải trọng thường được in và dán ở cửa người lái.

Theo chuyên viên kỹ thuật ô tô Lê Đình Hùng, áp suất lốp sẽ được nhà sản xuất tính toán theo từng trường hợp tải trọng của xe. Khi sử dụng xe thường xuyên ở mức tải trọng nào người dùng nên bơm đúng áp suất ở mức tải trọng đó, để giúp cho lốp xe và hệ thống treo hoạt động hiệu quả.

Đối với những mẫu xe có la-zang lớn và chiều cao của lốp mỏng thì nên bơm áp suất cao hơn thông số của nhà sản xuất đưa ra một chút, để tránh trường hợp lốp xe thiếu hơi khi đi vào ổ gà hay đoạn đường mấp mô sẽ bị cấn vành lốp vào la-zang.

Ở một số mẫu xe SUV, có thể để áp suất lốp dưới mức quy định để giúp xe vận hành ổn định hơn. Tuy nhiên, cần giữ cho áp suất của cả 4 lốp bằng nhau.

Hệ thống treo yếu hoặc hỏng

Hệ thống treo là một bộ phận quan trọng, góp phần giữ sự cân đối và ổn định cho xe khi chạy trên những đoạn đường xấu. Nhờ bộ phận này mà người ngồi trên xe sẽ có cảm giác thoải mái và êm ái hơn.

Hệ thống treo gồm hai thành phần chính là phần tử đàn hồi và phần tử giảm chấn. Với phần tử đàn hồi thường được gọi là giảm xóc, tùy từng loại hệ thống treo mà bộ phận này có thể là nhíp lá, lò xo hay bóng hơi. Nhưng đều chung tác dụng là giảm biên độ dao động cho xe khi đi qua những chỗ mấp mô.

Còn về phần tử đàn hồi, với công dụng chính là dập tắt dao động nhanh chóng, giúp tối ưu quá trình giảm biên độ dao động.

Nguyên nhân vì sao ô tô bồng bềnh khi di chuyển - Ảnh 3.

Hệ thống treo gặp sự cố là nguyên nhân chính dẫn tới cảm giác bồng bềnh khi xe di chuyển.

Trong quá trình sử dụng, nếu giảm xóc không đảm bảo được độ cứng thì dù chỉ đi qua đoạn đường hơi mấp mô nhưng do biên độ dao động lớn dẫn tới cảm giác bồng bềnh. 

Phần tử đàn hồi gặp hư hỏng thì khi đó thời gian dao động sẽ kéo dài cũng dẫn tới cảm giác chòng chành.

Ngoài ra, nếu giảm xóc bị hỏng, chảy dầu, hỏng phớt... sẽ gây thiệt hại đến nhiều bộ phận khác của xe, làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm cũng như mức độ an toàn của hành khách trên xe. Đây cũng là một trong những nguyên chính và lớn nhất dẫn tới cảm giác bồng bềnh khi xe di chuyển. 

Theo anh Hùng, có tới 70% nguyên nhân cảm giác bồng bềnh của ô tô tới từ sự cố của hệ thống treo. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.