• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Vì sao ô tô điện không thể đổi pin như xe máy điện?

16/04/2021, 10:30

Một nghiên cứu của ngành điện lực cho thấy hiện có 3 loại trạm sạc xe điện (EVSE) theo cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ.

Một trạm sạc của VinFast tại khu trung tâm thương mại Vincom Long Biên, Hà Nội

Theo một nghiên cứu của Đề án phát triển trạm sạc xe điện trên địa bàn TP Đà Nẵng, do Tổng công ty điện lực miền Trung (EVNCPC) đang tiên phong nghiên cứu triển khai, hiện nay trên thế giới có nhiều loại trạm sạc cho xe ô tô điện được lắp đặt tại gara xe nhà riêng, trạm đỗ xe công cộng hoặc cạnh nhà hàng, cao ốc, văn phòng, cửa hàng thương mại, cửa hàng tiện lợi...

Nghiên cứu của EVNCPC dẫn thông tin từ Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (SAE - Society of Automotive Engineers) cho hay, trạm sạc xe điện (EVSE) có 3 loại cấp độ khác nhau.

Cấp 1: EVSE sử dụng chuẩn đường điện AC (xoay chiều) tại Hoa Kỳ, hoặc AC 1 pha với điện áp 120V và dòng điện 12-16A tại các quốc gia khác.

Khối chuyển đổi điện từ AC sang DC (xoay chiều sang một chiều) nằm trong xe điện.

Các trạm sạc này tương đối rẻ và thời gian nạp đầy pin xe điện là 17 giờ với sản lượng 24kWh.

Cấp 2: Công nghệ tương tự như loại 1 nhưng công suất cao hơn với điện áp 208-240V và dòng điện 15-18A.

Loại này sẽ giảm thời gian sạc xe điện xuống còn 8 giờ cho sản lượng 24kWh

Cấp 3: Khác với loại 1 và 2, việc chuyển đổi AC sang DC diễn ra tại trạm sạc, do đó nó có thể cung cấp một đường dây DC với điện áp cao để rút ngắn thời gian sạc, do đó chi phí cho một trạm sạc loại 3 là rất lớn.

Công suất của nó rất lớn với điện áp 600-800V và dòng điện 400A, rút ngắn thời gian sạc cho 24kWh chỉ xấp xỉ 30 phút.

Dưới đây là bảng mô tả các cấp trạm sạc cho xe ô tô điện, theo phân loại của Hiệp hội SAE.

Cấp trạm sạc

Nguồn cấp

Công suất sạc

Thời gian sạc

cho pin dung lượng 24kWh

Cấp 1 (sạc AC)

120Vac hoặc 230Vac

dòng 12-16A (một pha)

~1.44kW đến ~1.92kW

~17 giờ

Cấp 2 (sạc AC)

230Vac

dòng 15-80A (một pha)

~3.1kW đến ~19.2kW

~8 giờ

Cấp 3 (Sạc DC)

300 đến 800Vdc

(max 400A)

Từ 30kW đến 240kW

~30 phút

Ngoài hình thức trạm sạc điện trực tiếp ra, còn có hình thức cho phép đổi pin tại các vị trí trạm sạc.

Hình thức này có ưu điểm pin được đổi nhanh hơn, không tốn thời gian chờ đợi.

Tuy nhiên hình thức đổi pin này hiện trên thế giới mới chỉ áp dụng với loại xe máy điện, chưa có loại xe ô tô điện có thể đổi pin vì khối lượng pin xe ô tô điện rất nặng với dung lượng lớn, được đặt sâu bên trong thân xe ô tô.

Tại Việt Nam hiện có hai chủng loại xe máy điện có thể đổi được pin của hãng VinFast (dòng xe Klara) và Honda (dòng xe PCX điện hoàn toàn).

Hiện nay, hình thức đổi pin có nhược điểm là thông số kỹ thuật như điện áp, dòng điện sạc, kích thước của mỗi chủng loại pin, mỗi chủng loại xe có thiết kế khác nhau.

Vì vậy, một trụ sạc để đáp ứng hết tất cả các nhà sản xuất xe điện khác nhau cũng là một bài toán nan giải.

Thông thường, các hãng sản xuất xe điện triển khai các trạm đổi pin tại các vị trí thuận tiện để phục vụ cho việc phát triển hệ sinh thái của mình.

Đầu năm nay, VinFast loan báo kế hoạch triển khai mạng lưới 40 nghìn trụ sạc tại 2.000 trạm sạc trên toàn quốc, thông qua kêu gọi đầu tư chung từ các cá nhân, tổ chức có mặt bằng phù hợp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.