• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vỉa hè nhanh chóng nứt toác, Hà Nội vẫn chưa có hướng khắc phục triệt để

29/03/2023, 19:53

Mặc dù Hà Nội nhiều lần yêu cầu các đơn vị phải khẩn trương giám sát vỉa hè sau đầu tư, song đến nay tuổi thọ vỉa hè vẫn ngắn, nhanh xuống cấp.

Trung tuần tháng 3/2023, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành chuyên môn và UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, quản lý việc sử dụng hè phố, lòng đường

Trước đó, UBND TP Hà Nội đi kiểm tra và nhận thấy tuổi thọ của vỉa hè quá ngắn, gây lãng phí ngân sách

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, tình trạng vỉa hè bị xuống cấp, bong bật, lún nứt, vỡ nhan nhản khắp nơi... Trong ảnh, gạch vỡ nứt đường Trần Phú - Hà Đông

Vỉa hè đoạn nút giao Trần Phú - Nguyễn Khuyến (Hà Đông) được lát bằng đá tự nhiên từ năm 2017 đến nay, chưa đầy 6 năm công trình đã nhanh chóng xuống cấp

Trên đường Nguyễn Trãi tình trạng xuống cấp trên vỉa hè cũng xuất hiện

Tìm hiểu của PV, từ năm 2012, TP Hà Nội thực hiện đề án “Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội”, mục tiêu sẽ tiến hành cải tạo, chỉnh trang hè phố tại 900 tuyến đường của 12 quận nội thành. Năm 2016, TP ban hành một số quy định mới về cải tạo hè phố, trên cơ sở đó các đơn vị chuyên môn do UBND TP giao nhiệm vụ đã tham mưu và được TP chấp thuận phương án sử dụng đá tự nhiên thay thế gạch xi măng truyền thống làm vật liệu lát vỉa hè"

Tuy nhiên, sau khi một số quận của TP Hà Nội triển khai lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, hiện tượng nứt, vỡ, sụt, lún đã xảy ra ở một số nơi. Nguyên nhân được xác định ban đầu là do quá trình thi công (việc rải nền, trộn tỷ lệ xi măng, cát…). Điểm yếu của đá tự nhiên là có vết rạn sẵn, nếu đầm nền không tốt sẽ dẫn đến lún, sụt, chỉ một thời gian ngắn đá có thể bị vỡ. Cùng đó, việc nhiều đoạn vỉa hè mới lát (chưa đủ 8 - 10 tiếng sau khi thi công) ô tô, xe máy đã lao lên cũng gây vỡ hỏng

Bất cập được chỉ ra từ vài năm trước, nhưng đến nay mặt vỉa hè Hà Nội vẫn chưa được khắc phục

Dưới chân ga Văn Quán bề mặt của vỉa hè lồi lõm, chằng chịt các vết nứt vỡ

Phố Trịnh Văn Bô (Nam Từ Liêm) đá tự nhiên nhanh chóng xuống cấp sau vài năm thay mới

TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, việc cải tạo vỉa hè được các quận huyện làm thường xuyên và tốn kém nhưng chất lượng sau đầu tư, công tác quản lý kém dẫn đến công trình nhanh xuống cấp. Nếu không quản chặt, thanh kiểm tra sẽ gây lãng phí và thất thoát nguồn ngân sách

Trước tồn tại trên, UBND TP Hà Nội giao Sở GTVT, Sở Xây dựng tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các phương tiện xe ô tô tải trọng lớn đi trên hè phố, các hành vi dừng, đỗ xe trên hè phố không đúng quy định, các công trình xây dựng có hoạt động thi công làm hỏng kết cấu hè phố, các điểm tập kết vật liệu xây dựng trên hè phố không được cấp phép

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.