• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Việt Nam ở đâu trên bản đồ xe điện thế giới?

22/01/2023, 07:30

Nếu xây dựng được một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực.

Chỉ vài năm trước, ít ai dám nghĩ “lối mở” triển vọng nhất cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam lại bắt đầu từ những chiếc xe điện. Theo một số chuyên gia, nếu xây dựng được một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực.

Tín hiệu từ “xe xuất Mỹ”

Lô xe ô tô điện đầu tiên của VinFast lên tàu xuất cảng tới Mỹ ngày 25/11/2022

“Xe xuất Mỹ” là một khái niệm dân dã hàm ý chỉ ô tô chất lượng cao. Và khi những chiếc xe điện đầu tiên nhãn hiệu VinFast lên tàu sang Mỹ cuối tháng 11/2022, nhiều người Việt cảm thấy tự hào, hy vọng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ cất cánh, có vị thế xứng đáng trên bản đồ xe điện toàn cầu.

Có mặt tại sự kiện xuất khẩu xe điện VinFast, PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc chương trình Đào tạo Kỹ thuật ô tô (Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: “Thật tự hào khi được chứng kiến những chiếc ô tô điện thông minh thương hiệu Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, một thị trường yêu cầu kỹ thuật hàng đầu thế giới. Tôi cảm nhận được hình ảnh của các nhà sản xuất tiên phong trên thế giới ở họ”.

Theo dữ liệu từ hãng tư vấn toàn cầu ngành ô tô JATO Dynamics, tính đến tháng 10/2022, thế giới có 78 hãng ô tô và hãng công nghệ tuyên bố tham gia sản xuất xe điện.

Nhưng chỉ gần một nửa trong số đó, tức là mới có 38 hãng trong số này thực sự có sản phẩm thương mại bán ra thị trường, lăn bánh trên đường, trong đó có VinFast.

Có thể kể ra hàng loạt nhãn hiệu xe điện thuộc các nhà sản xuất hàng đầu như: Tesla, BYD, Geely, GM, Mercedes, Volvo, Hyundai, Mitsubishi… thuộc các nước G7 như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc. Trong số đó, VinFast của Việt Nam là hãng xe điện non trẻ nhất, vừa mới công bố lộ trình sản phẩm xe điện vào năm 2020.

Thứ hạng nào cho xe điện Việt Nam?

Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, so với các hãng xe hơi toàn cầu, thương hiệu ô tô VinFast quá non trẻ, sản phẩm đầu tiên là xe máy xăng Fadil mới trình làng cách đây 5 năm, xe thuần điện VFe34 mới trình làng hơn một năm.

Tuy nhiên, so sánh với xe thuần điện đầu tiên của thế giới là Tesla cũng mới xuất hiện lần đầu trước tại Triển lãm ô tô quốc tế Frankfurt 2009, khi đó Tesla chưa “đe dọa” được bất cứ hãng xe nào. Nhưng sau 13 năm, mọi sự đã khác.

Chúng ta đã có doanh nghiệp sản xuất phương tiện điện, đặc biệt là ô tô điện. Tuy nhiên, việc sản xuất một chiếc ô tô là chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy không có nghĩa là các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia chưa có doanh nghiệp nội địa sản xuất là chưa tham gia sản xuất ô tô điện. Để có thể phát triển mạnh mẽ loại phương tiện này thì đòi hỏi một sự đầu tư đồng bộ, chiến lược rõ ràng.
GS. TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội


Cũng trong tháng 11 vừa qua, tại sự kiện khánh thành nhà máy số 2 của Hyundai Thành Công ở Ninh Bình, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Tập đoàn Hyundai đã tiết lộ kế hoạch lắp ráp xe thuần điện tại Việt Nam từ giữa năm 2023, với chiếc xe đầu tiên được chọn là Ioniq 5.

Như vậy, có thể khẳng định các hãng xe lớn đã đặt lòng tin vào nền tảng sản xuất ô tô điện tại Việt Nam.

Cụ thể, theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghiệp xe điện EV Insider, hiện trong khu vực ASEAN chỉ có 2 quốc gia sản xuất ô tô thuần điện gồm Thái Lan đang sản xuất xe điện cỡ nhỏ nhãn hiệu Ora cho Tập đoàn Trường Thành Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia thứ hai sản xuất được xe thuần điện nhưng mang thương hiệu nội địa riêng VinFast.

Các chuyên gia được EV Insider gửi câu hỏi khảo sát, đều đánh giá cao việc xe điện VinFast bán được vào Mỹ, nơi khắt khe bậc nhất toàn cầu về xe hơi.

EV Insider cũng cho rằng, về phân nhánh sản phẩm, việc VinFast tung ra mẫu xe điện thuộc dòng SUV cỡ lớn nhất D - E vào được thị trường Mỹ, thể hiện năng lực đáng nể của doanh nghiệp này.

Bởi tính đến hiện tại chưa có nhà sản xuất nào tung ra chiếc xe điện thương mại thuộc phân khúc E, kể cả Tesla và một số hãng lớn của Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Minh Đồng, nếu số đơn hàng 65.000 chiếc xe điện toàn cầu được giao hàng thực tế trong 1 - 2 năm tới, Việt Nam sẽ là cường quốc xe điện ở khu vực châu Á. Điều này khả thi bởi nhà máy xe điện năng lực 250.000/xe năm ở Hải Phòng đang vận hành hết công suất.

VinFast còn mở nhà máy ở Mỹ với mục đích rõ ràng làm ra xe bán tại chỗ. Nhà máy pin cũng do VinFast đầu tư ở Hà Tĩnh đã khởi công, triển khai rất nhanh. Hiện nay ở Đông Nam Á chưa có hãng xe nào vừa tự làm ra pin, vừa làm ra xe như VinFast.

Việt Nam sẽ là trung tâm sản xuất xe điện của khu vực?

Mẫu xe điện Hyundai dự kiến được lắp ráp tại nhà máy ở Ninh Bình từ năm 2023

Thị trường ô tô Việt Nam đang bước vào thời kỳ bùng nổ và người dân có nhu cầu mua xe luôn tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2022, lần đầu tiên doanh số tiêu thụ ô tô có thể vượt ngưỡng 500.000 xe/năm. Đây cũng là thời điểm rất tốt để người tiêu dùng chuyển đổi từ xe chạy bằng xăng dầu sang xe điện.

Theo bà Kathleen Dematera Contreras - Trưởng nhóm chính sách giao thông (Mạng lưới không khí sạch châu Á), kinh nghiệm của các nước như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ là chia lộ trình thành 2 giai đoạn, gồm giai đoạn thứ nhất là chấm dứt sản xuất - lắp ráp - nhập khẩu xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch (trước năm 2030 - 2040); giai đoạn thứ hai là 100% phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện hoặc năng lượng xanh (mốc năm 2050).

PGS. TS. Đàm Hoàng Phúc cho rằng, may mắn là ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam phụ thuộc vào động cơ đốt trong không nhiều. Các doanh nghiệp vẫn còn ở mức đơn giản nên việc chuyển đổi từ sản xuất xe xăng sang xe điện đang rất thuận lợi.

“Các nhà sản xuất có thể coi đây là thời điểm vàng để chúng ta chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện”, ông Phúc nói.

Tuy nhiên, theo TS. Trương Thị Chí Bình - Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), thách thức vẫn ở phía trước, khi ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất xe điện của Việt Nam chưa hình thành rõ nét như Thái Lan. Hiện VinFast vẫn làm từ A - Z chuỗi sản phẩm của mình; chuỗi cung ứng cho họ chưa có tính cạnh tranh cao hoặc có nhiều lựa chọn giúp giảm giá thành.

Theo bà Bình, khi các hãng xe điện xây dựng được quanh mình một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ đủ để đáp ứng công suất thiết kế, lúc đó Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực, ngay trước mốc năm 2030.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.