• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Vụ tàu hỏa tông ô tô đậu sát đường ray, bảo hiểm bồi thường thế nào?

06/06/2024, 14:00

Ô tô Hyundai Creta đỗ sát đường ray bị tàu hỏa tông chiều 5/6, tại Hà Nội sẽ được bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại của đoàn tàu.

Hình ảnh nhân chứng ghi lại chiều 5/6 cho thấy, một nam tài xế đậu chiếc xe Hyundai Creta màu đỏ sát đường tàu. Phát hiện tàu chạy tới, anh này lao về định đánh xe đi nhưng không kịp.

Đoàn tàu tông trúng chiếc xe, gây biến dạng phần đầu. Bản thân người lái xe khi chạy đến cũng bị va nhẹ vào đuôi xe, lúc xe bị đầu tàu hất văng ngang.

Vụ tàu hỏa tông ô tô đậu sát đường ray, bảo hiểm bồi thường thế nào?- Ảnh 1.

Chiếc xe đậu sát đường ray bị tàu hỏa tông chiều 5/6 tại Hà Nội. Ảnh: Nhân chứng cung cấp.

Phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, khu vực tàu gặp sự cố là Km 12+200 khu Kim Nỗ - Phú Diễn (Hà Nội).

Chiếc ô tô trên dừng đỗ vi phạm trong vùng giới hạn đường sắt. Lái tàu sau đó đã dừng lại, phối hợp với ga Phú Diễn giải quyết và cho tàu chạy lúc 18h05 cùng ngày.

Theo Công an quận Bắc Từ Liêm, người lái ô tô là Đ.T.N (sinh năm 1985, ở quận Bắc Từ Liêm). Vụ việc không gây thương vong về người.

Theo luật sư Đỗ Hồng Sơn (Văn phòng luật Tinh Hoa Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội), trong sự cố nói trên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được vận dụng.

Bảo hiểm vật chất tự nguyện cần xem xét cụ thể điểm loại trừ, với giả định chủ xe có mua bảo hiểm tự nguyện.

Cụ thể, về bảo hiểm bắt buộc, tổn thất do xe ô tô gây ra cho đoàn tàu sẽ được thống kê, tính toán. Chi phí này bao gồm tiền sửa chữa đầu tàu hỏa và các chi phí khác liên quan dừng tàu.

Vụ việc không có thiệt hại về người, nên mức bồi thường cho đoàn tàu tối đa là 100 triệu đồng, số tiền do công ty bảo hiểm chi trả.

Về bảo hiểm tự nguyện, nếu hợp đồng có điểm loại trừ trực tiếp đối với tổn thất do lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, chủ xe sẽ không được bồi thường.

"Cụ thể, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (điểm k, mục 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ), tổn thất trong tình huống này thường bị bảo hiểm loại trừ", ông Sơn lập luận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.