Theo chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân (Công ty TNHH dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair), pháp luật hiện hành xếp xe cơ giới (bao gồm xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện) vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ.
Do đó, các phương tiện này khi hoạt động (bao gồm cả tham gia giao thông) đều phải có bảo hiểm bắt buộc.
Tuy nhiên, cần lưu ý khái niệm “xe hoạt động” được định nghĩa như thế nào?
Theo Nghị định 67/2023, tại khoản 1 Điều 2 quy định: "Nghị định này áp dụng đối với chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam".
Tại phần giải thích từ ngữ (khoản 1,2,3 Điều 3 Nghị định 67/2023) định nghĩa: “Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe có sự điều khiển của chủ xe cơ giới hoặc người lái xe.
Xe cơ giới tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới hoặc người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới”, trích văn bản.
Do đó, quy định hiệu lực với hai chủ thể, gồm chủ xe cơ giới (yếu tố con người) và xe cơ giới đang hoạt động (yếu tố phương tiện vật chất).
“Như vậy, xe cơ giới không hoạt động, tức chiếc xe nằm trong nhà, nằm ngoài trời hoặc trong kho xưởng thời gian dài thì không phải mua bảo hiểm bắt buộc, nhưng hễ chủ xe nổ máy di chuyển xe ra khỏi phạm vi đó thì phải có bảo hiểm bắt buộc”, ông Nguyễn Khắc Xuân lý giải.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận