• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xe điện hay xe xăng dễ cháy hơn?

Nhiều người cho rằng xe điện tiềm ẩn nguy cơ cháy cao hơn xe sử dụng động cơ đốt trong. Trên thực tế, nguy cơ cháy xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang cao hơn nhiều.

Tỷ lệ cháy xe điện rất thấp

Một nghiên cứu mới đây do AutoInsuranceEZ, một công ty bảo hiểm của Mỹ thực hiện dựa trên dữ liệu từ Ủy ban An toàn giao thông vận tải quốc gia Mỹ (NTSB), Cục Thống kê giao thông vận tải Mỹ (BTS) và dữ liệu thu hồi của chính phủ Mỹ cho thấy, xe có động cơ đốt trong (ICE) có số vụ cháy cao hơn đáng kể so với xe chạy hoàn toàn bằng điện (EV).

Theo đó, xe điện chạy pin chỉ có 0,025% khả năng bốc cháy, so với tỷ lệ 1,5% của xe động cơ đốt trong. 

Nghiên cứu tiết lộ, xe chạy bằng xăng và dầu diesel gặp phải 1.530 vụ cháy trên 100.000 xe, trong khi chỉ có 25 trong số 100.000 xe chạy hoàn toàn bằng điện bốc cháy. Điều này đồng nghĩa, tỷ lệ cháy của xe điện chỉ bằng 1/61 so với xe sử dụng xăng, dầu.

Xe điện hay xe xăng dễ cháy hơn? - Ảnh 1.

Xe sử dụng động cơ đốt trong có tỷ lệ cháy cao hơn xe thuần điện.

Nhận định tương tự cũng được đưa ra tại Thụy Điển. Theo báo cáo của Cơ quan dự phòng dân sự Thụy Điển MSB, tính đến năm 2022, tại nước này có gần 611.000 xe điện và xe hybrid lưu hành. 

Tuy nhiên theo thống kê, trung bình 16 vụ cháy xe điện và xe hybrid mỗi năm, tỷ lệ cháy là 1/38.000. Trong khi với xe chạy bằng xăng/dầu, trung bình 3.384 vụ cháy mỗi năm trên tổng số 4,4 triệu phương tiện, tỷ lệ cháy là 1/1.300.

Điều gì giúp xe điện khó cháy hơn xe sử dụng động cơ đốt trong?

Đối với xe điện (EV) bộ phận được cho là dễ bắt cháy nhất là hệ thống pin, còn ở xe động cơ đốt trong (IEC) là phần nhiên liệu.

Nguyên nhân gây cháy chủ yếu là sự cố phần điện gây quá nhiệt và tạo ra tia lửa điện. Xe ICE là động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch đốt cháy nên lượng nhiệt năng sinh ra rất lớn, cùng với đó là nhiên liệu hóa thạch cháy dễ hơn rất nhiều so với hệ thống pin của xe EV.

Hệ thống nhiên liệu của xe ICE là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần, hệ thống này cũng có rất nhiều mối nối và luôn phải làm việc với áp suất cao nên việc rò rỉ nhiên liệu khó tránh khỏi. Lúc này, nguy cơ cháy của xe ICE là rất cao vì chỉ cần một tia lửa điện sẽ khiến hơi nhiên liệu có thể bốc cháy ngay lập tức.

Xe điện hay xe xăng dễ cháy hơn? - Ảnh 2.

Hệ thống pin trên xe điện được thiết kế tối ưu trong việc phòng tránh hỏa hoạn.

Bộ phận quan trọng nhất trên xe điện là pin, thường bị nhầm tưởng là nguyên nhân gây cháy xe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, công nghệ được sử dụng trong pin xe điện được thiết kế đặc biệt để đảm bảo an toàn.

Không giống như xăng, bốc cháy ngay khi gặp tia lửa hoặc ngọn lửa, pin lithium-ion cần thời gian để đạt được nhiệt lượng cần thiết mới bốc cháy.

Hệ thống pin cũng được trang bị những công nghệ chống cháy tốt nhất. Về phần cứng hệ thống pin được ngăn cách bởi các tấm kim loại dày và bao quanh là hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng.

Ngoài ra, về phần mềm hệ thống pin lithium-ion được thiết kế với những cảm biến nhiệt thông minh, khi nhận thấy pin có dấu hiệu quá nhiệt, hệ thống làm mát sẽ làm việc để hạ nhiệt của pin. Nếu nhiệt độ vẫn không giảm thì máy tính sẽ ngắt hoạt động của toàn bộ hệ thống để đảm bảo pin luôn làm việc trong dải nhiệt độ an toàn.

Mặc dù được thiết kế tối ưu nhưng nguy cơ hỏa hoạn là khó tránh khỏi. Chưa kể khi gặp sự cố cháy, pin lithium-ion rất khó dập tắt. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn những dòng xe chính hãng, được trang bị những hệ thống pin an toàn.

Việc bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ chập cháy trên mọi dòng xe. Người dùng nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo bảo dưỡng bảo trì của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.