• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe SUV kiểu dáng khối hộp: Theo xu hướng nhưng có an toàn?

20/11/2024, 09:00

Nghiên cứu của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS) cho thấy, với những chiếc ô tô có phần đầu tạo hình vuông vức và chiều cao nắp ca-pô hơn 1.020mm dễ gây tử vong khi đâm phải người đi bộ.

Vài năm gần đây, những mẫu xe SUV có kiểu dáng khối hộp với những đường tạo hình vuông vức liên tiếp xuất hiện trên thị trường.

Không chỉ những dòng xe hay thế hệ hoàn toàn mới, mà cả các bản nâng cấp giữa vòng đời (facelift) của nhiều mẫu SUV cũng áp dụng ngôn ngữ thiết kế này. Tiêu biểu có BMW X3 2025, Chevrolet Traverse 2024, Ford Escape 2024, hay Subaru Forester 2025.

Xe SUV kiểu dáng khối hộp: Theo xu hướng nhưng có an toàn?- Ảnh 1.

Chevrolet Traverse vuông vức hơn đáng kể khi bước sang thế hệ mới.

Tại thị trường Việt Nam, không ít mẫu xe mới ra mắt cũng mang kiểu dáng khối hộp. Đơn cử Hyundai Santa Fe 2024 từng gây tranh cãi với thiết kế khác biệt hoàn toàn đời cũ. Toyota Land Cruiser Prado 2024 có ngoại hình cứng cáp hơn rõ rệt thế hệ trước, còn Ford Everest “vuông” hơn hẳn khi sang thế hệ thứ ba.

Trên thực tế, phong cách thiết kế xe SUV khối hộp đã xuất hiện và nở rộ từ giai đoạn cuối thập niên 1980 đến đầu những năm 1990. Kiểu dáng vuông vức được xem như cách để SUV thể hiện sự cứng cáp, chắc chắn trước những mẫu sedan vốn thường dùng các đường tạo hình cong.

Xe SUV kiểu dáng khối hộp: Theo xu hướng nhưng có an toàn?- Ảnh 2.

Hầu hết mẫu xe SUV đầu thập niên 1990 đều mang kiểu dáng khối hộp. Ảnh: Caranddriver.

Một trong những vấn đề của SUV trong quãng thời gian này là trải nghiệm lái và vận hành giống xe tải, bởi hầu hết đều được phát triển từ khung gầm xe tải. Bước sang thế hệ tiếp theo, nhiều mẫu SUV chuyển sang dùng chung nền tảng với xe gầm thấp, có khung gầm liền khối và hướng đến trải nghiệm sử dụng dễ chịu, gần với ô tô con hơn.

Đây cũng là giai đoạn xuất hiện những mẫu SUV mang kiểu dáng mềm mại hơn, với những đường nét tạo hình giống ô tô truyền thống. Thiết kế ngoại thất tiếp tục là cách để các hãng xe thể hiện sản phẩm mới không còn “lái như xe tải” tương tự các dòng SUV thế hệ trước.

Ngày nay, SUV khối hộp trở lại như một phần của trào lưu hoài cổ (retro) đang xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. So với những chiếc xe gầm cao có thiết kế uyển chuyển, đường nóc vuốt thoải đẹp mắt nhưng khiến không gian bên trong chật chội, kiểu dáng vuông vức giúp SUV trở nên cứng cáp, bề thế và đa dụng hơn, đúng với tên gọi của loại xe này (Sport Utility Vehicle - Xe thể thao đa dụng).

Tuy nhiên, thiết kế khối hộp cũng có thể khiến xe kém an toàn khi xảy ra tai nạn, đặc biệt trong các tình huống va chạm với người đi bộ.

Xe SUV kiểu dáng khối hộp: Theo xu hướng nhưng có an toàn?- Ảnh 3.

Nắp ca-pô cao và phần đầu xe vuông làm tăng nguy cơ gây tử vong cho người đi bộ khi xảy ra va chạm (Nguồn: IIHS).

Nghiên cứu của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS) cho thấy, với những chiếc ô tô có phần đầu tạo hình vuông vức và chiều cao nắp ca-pô hơn 1.020mm, khả năng gây tử vong khi đâm phải người đi bộ cao hơn tới 44% so với xe có nắp ca-pô thấp và phần đầu tạo hình bo cong.

Kiểu dáng quá đồ sộ và vuông thành sắc cạnh cũng là một trong những lý do khiến mẫu bán tải điện đình đám Tesla Cybertruck vẫn chưa thể lưu hành tại nhiều nước châu Âu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.