• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bài 3: Carlos Ghosn - Từ “sát thủ chi phí” thành kẻ hoang xài ngân quỹ?

15/01/2020, 09:28

Các công tố viên Nhật Bản cho rằng cựu CEO Nissan đã lợi dụng tài sản của tập đoàn để trục lợi cá nhân, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

image
Carlos Ghosn bị bắt ngày 19/11/2018 và bị tạm giam 108 ngày trước khi được tại ngoại với số tiền bảo lãnh kỷ lục

Bị bắt bởi cáo buộc hoang xài ngân quỹ

Mọi việc bắt đầu từ việc Ghosn nhận lương của cả Renault, Nissan và Mitsubishi. Vị doanh nhân chủ tịch 3 hãng xe từng bất đồng với Chính phủ Pháp về thù lao của mình tại Renault.

Thời điểm mà Tổng thống Pháp đương nhiệm Macron còn làm Bộ trưởng Tài chính năm 2016, ông đã buộc Renault phải giảm lương của Ghosn. Trong khi đó, các cổ đông cũng phản đối đề xuất thù lao của Ghosn trong nhiều năm.

Tại Nhật, Ghosn cũng nhận lương cao hơn hầu hết lãnh đạo cao cấp khác. Điều này có thể tạo nên sự bất đồng trong nội bộ doanh nghiệp Nhật Bản. Trước sức ép dữ dội từ các cổ đông, Ghosn bị buộc thôi giữ chức CEO của Nissan vào ngày 1/4/2017, trong khi vẫn giữ được ghế chủ tịch của công ty.

Ngày 19/11/2018, Ghosn bị bắt tại sân bay Haneda (Nhật Bản), với cáo buộc khai báo không trung thực mức thu nhập và lạm dụng tài sản của công ty.

3 ngày sau, hội đồng quản trị Nissan đã đưa ra quyết định nhất trí miễn nhiệm chức chủ tịch Nissan của Ghosn, tiếp theo là hội đồng quản trị của Mitsubishi Motors ra quyết định tương tự vào ngày 26/11/2018.

Liên minh Renault, Nissan và Mitsubishi đứng trước nguy cơ tan vỡ sau vụ bắt giữ và bỏ trốn của Ghosn

Một tuần sau khi bị bắt, Ghosn bị phế bỏ khỏi chức chủ tịch của 2 hãng xe Nhật Bản.

Tờ Kyodo cho biết, Ghosn bị bắt do bị tình nghi không khai báo trung thực khoản thu nhập 5 tỷ Yên (44 triệu USD) trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, giới truyền thông Nhật Bản cho rằng khoản thiệt hại 34 tỷ Yên (327 triệu USD) của Nissan có liên đới cựu chủ tịch Carlos Ghosn, là nguyên nhân chính của việc bắt giữ ông ta.

Theo Wall Street Journal, năm 2016, chiếc máy bay riêng mà Nissan mua cho việc công cán của vị chủ tịch đã hạ cánh ở hơn 35 sân bay trong hơn 80 ngày công tác của Ghosn. Nó cũng cất cánh từ Beirut 8 lần trong 7 tuần trước khi Ghosn bị bắt vào tháng 11/2018.

Từ một doanh nhân tài năng với biệt danh Le Cost Killer (kẻ sát thủ chi phí), Carlos Ghosn bị bắt giữ với cáo buộc hoang xài ngân quỹ của doanh nghiệp, trục lợi cá nhân.

Tuy nhiên, tập đoàn Renault và chính phủ Pháp đã tiếp tục hỗ trợ Ghosn, cho rằng ông vô tội cho đến khi được tòa án chứng minh là có tội.

Đào thoát trong thùng đựng nhạc cụ?

Sau 108 ngày bị cảnh sát Nhật tạm giam, nhờ khoản tiền bảo lãnh kỷ lục lên đến 13 triệu USD, cựu chủ tịch Nissan được tại ngoại trong thời gian chờ ra tòa về tội gian lận tài chính. Ông cũng phải nộp 3 hộ chiếu cho luật sư, đồng thời bị cấm xuất cảnh.

Nhà riêng nơi ông Ghosn chịu sự quản thúc bị giám sát bằng video 24/24. Ông cũng bị hạn chế sử dụng điện thoại và máy vi tính, phải xin phép và được đồng ý về bất cứ cuộc gặp gỡ nào.

Thật bất ngờ, chiều 31/12/2019, Carlos Ghosn gửi một tuyên bố qua email tới nhiều phương tiện truyền thông nổi tiếng thế giới, trong đó có hãng tin CNBC với nội dung: “Tôi đang ở Lebanon. Tôi không còn là con tin của hệ thống tư pháp Nhật Bản hà khắc”.

Thư điện tử của Carlos Ghosn cũng nói rằng "không tiết lộ về quy trình xin tị nạn, nhưng ông ta xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng hộ chiếu Pháp, đã đi bằng một máy bay riêng đến Beirut (thủ đô Lebanon) hôm 29/12".

“Tôi không chạy trốn công lý. Tôi đã thoát khỏi sự bất công và đàn áp. Cuối cùng, tôi cũng có thể giao tiếp tự do với các phương tiện truyền thông, và mọi thứ sẽ khởi động vào tuần tới”, ông nói thêm.

1 tuần sau ngày đào thoát khỏi Nhật Bản, Carlos Ghosn tổ chức một cuộc họp báo tại Lebanon

Ông Junichiro Hironaka, luật sư người Nhật Bản của ông Ghosn cho biết cựu chủ tịch Nissan đã giao nộp 3 hộ chiếu (ông Ghosn có 3 quốc tịch Pháp, Lebanon và Brazil) từ hơn một năm trước đây. Do đó, nhiều khả năng ông đã sử dụng giấy tờ giả để trốn khỏi Nhật Bản.

Trong đó, Lebanon là quốc gia Trung Đông không ký hiệp ước dẫn độ với Nhật Bản, do đó nhà chức trách Nhật khó có thể bắt giữ cựu chủ tịch Nissan.

Truyền thông Lebanon và cựu biên tập viên Financial Times Lionel Barber khẳng định ông Ghosn đã trốn trong một chiếc thùng chứa dụng cụ âm nhạc và được đưa khỏi Nhật Bản.

Luật sư Hironaka nhận định với Wall Street Journal rằng chắc chắn phải có một "tổ chức lớn" sắp xếp cho ông Ghosn trốn khỏi Nhật Bản.

Đài NHK đưa tin, 1 tuần sau ngày đào thoát khỏi Nhật, Carlos Ghosn tổ chức một cuộc họp báo tại Beirut, Lebanon. Phát biểu trước các nhà báo, Ghosn nói ông ta bị bắt là do các công tố viên bắt tay với Nissan dàn dựng và việc thông đồng này đang được dư luận biết đến rộng rãi.

Được biết, đại sứ Nhật Bản tại Lebanon vừa có cuộc gặp gỡ, đề nghị Tổng thống nước này hỗ trợ trong vụ việc của Carlos Ghosn.

Video chuyến bay được cho là đưa Carlos Ghosn đào thoát khỏi sân bay Osaka (Nhật Bản). Nguồn: Financial Time

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.