Nguyên tắc hoạt động của điều hòa ô tô
Nhiều người thường nghĩ điều hòa ô tô cũng giống như điều hòa ở nhà dùng được 2 chế độ nóng và lạnh, có thể điều chỉnh ấm và lạnh tùy thích. Nhưng sự thật là điều hòa trên ô tô chỉ có 1 chiều lạnh, không có chế độ nóng, hệ thống sưởi ấm thật ra hoạt động hoàn toàn độc lập với dàn lạnh.
Khi bạn bật chế độ làm ấm hệ thống sẽ lấy nhiệt độ từ két nước làm mát sau khi chạy qua động cơ. Lúc này nước làm mát động cơ đang nóng sẽ chảy qua đường ống gần mặt táp-lô và lúc này nhiệm vụ của quạt gió sẽ thổi hơi nóng từ dòng nước làm mát động cơ vào cabin để tạo nhiệt độ ấm vào trong xe để sưởi ấm ngay. Chỉ khi động cơ xe đủ nóng (thông thường vài phút xe nổ máy), nhiệt độ mới dần tăng lên.
Các dòng xe cao cấp đều tích hợp hệ thống sưởi ấm ở ghế, vô lăng, tay nắm cửa... Hệ thống này chạy bằng năng lượng điện nên về lý thuyết cũng không tiêu hao nhiều nhiên liệu của xe.
Vì vậy chế độ này chỉ sử dụng lúc động cơ của bạn đang hoạt động, quạt gió thôi sẽ không có hơi nóng ngay, chỉ khi động cơ bạn hoạt động đủ nóng thì lúc đó nhiệt độ thổi vào trong xe mới dần tăng lên. Riêng các dòng xe cao cấp thì hệ thống sưởi sẽ sử dụng bằng điện nên về lý thuyết xe của bạn cũng không sử dụng nguyên liệu để cấp cho chế độ sưởi ấm xe.
Cách xử lý khi kính lái bị mờ
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe sẽ khiến cho lượng hơi nước trong xe ngưng tụ lại ở kính lái và khiến cho kính xe bị mờ đi. Để giải quyết tình trạng này, đồng nghĩa với việc phải thổi bay toàn bộ phần hơi nước có trong xe.
Trong trường hợp này, bật điều hòa hay khởi động hệ thống sưởi đều có thể làm khô kính. Tuy nhiên có một cách nhanh nhất vẫn là bật điều hoà ở chế độ quạt gió lên hết kính. Sau khi kính khô, chuyển chế độ gió về cabin, và để chế độ nóng hay lạnh tùy theo nhu cầu sử dụng.
Một số lưu ý
Khi bật chế độ sưởi, lái xe chú ý không nên để nhiệt độ ấm hơn quá nhiều so với bên ngoài. Theo các chuyên gia sức khoẻ, chỉ cần để người ngồi trong xe không cảm thấy lạnh là được.
Trước khi xuống xe nên tắt chế độ sưởi để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Nếu để nhiệt độ trong xe cao hơn nhiều nhiệt độ ngoài trời, khi xuống xe có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiệt.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận