• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Các bước sửa xe hơi cơ bản nên biết

22/03/2016, 06:45

Để chiếc xe luôn vận hành tốt, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa là điều cần thiết mà người dùng nên biết.

Car-repair
Các bước sửa xe cơ bản bạn nên biết

1. Thay dầu

Cần phải thường xuyên kiểm tra và thay dầu xe để động cơ xe chạy êm và kéo dài tuổi thọ cho động cơ.

Các bước cơ bản cần phải làm: tháo dầu cũ ra, tháo bình lọc dầu và đổ dầu sạch vào, chạy máy trong vài phút sau đó tắt máy và kiểm tra lại bằng que đo dầu để đảm bảo xe của bạn có mức dầu phù hợp. Tiếp đó, bạn hãy kiểm tra phía dưới xe xem có bị rò dầu hay không.

2. Thay lốp xe

Lốp xe là một bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe. Bởi vì, lốp xe làm từ các hợp chất hóa học (có trong cao su), dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV, khiến lốp xe hay nứt và mất tính linh hoạt.

Bạn chỉ cần thực hiện các bước: tháo nắp chụp trục bánh xe, tháo lỏng các đai ốc (bằng cờ-lê), xác định vị trí đặt bộ kích, nâng xe, lắp lốp mới, hạ ô tô và siết chặt các ốc lại một lần nữa.

3. Thay bugi

Đây là thiết bị nhỏ xíu bên trong xi-lanh, tạo ra tia lửa để đốt cháy xăng. Việc sửa chữa khá đơn giản.

Các bước bạn cần phải làm: tháo các dây bugi, chú ý đừng giật mạnh các dây bugi. Thay vào đó, hãy xoay chụp bugi, vặn và kéo ra một cách nhẹ nhàng cho tới khi bạn rút được chụp ra, tháo bugi bị lỗi, lắp bugi mới vào vị trí cũ và nối các dây lại.

4. Loại bỏ các vết trầy xước sơn xe

Vết trầy xước ở ô tô là một điều tồi tệ, ngay cả khi nó chỉ là một vết nhỏ, nhưng vẫn có thể thấy từ khoảng cách xa. Và bạn có thể sẽ mất một khoản tiền không nhỏ để sơn lại chiếc xe.

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau: xác định độ sâu vết xước, nhẹ nhàng chà nhám xước, làm sạch vùng vừa được chà nhám và cuối cùng đánh bóng vùng cần phải sửa.

5. Thay pin xe

Nếu pin xe đang có dấu hiệu cần phải thay thế, bạn có thể thực hiện các bước khá dễ dàng sau: tháo nắp pin, ngắt kết nối cáp âm, tháo kẹp pin và làm tương tự với cực dương. Sau đó, tháo ốc vít, thay pin cũ và cuối cùng, nối lại các kẹp cáp.

6. Thay đèn pha và đèn hậu

Bạn không phải phí tiền vào tiệm sửa chữa ô tô nếu như đèn pha hay đèn hậu bị hỏng. Bởi vì, các bước thay đèn pha và đèn hậu khá đơn giàn. Các bước cần phải làm bao gồm: Tháo các ốc kết nối khung đèn pha, ngắt cáp kết nối điện, thay các bóng đèn bị lỗi bằng bóng đèn mới, cắm lại cáp kết nối.

7. Thay cần gạt xe

Cần gạt xe là bộ phận đảm bảo độ an toàn của xe. Sau đây là các bước bạn có thể làm để thay cần gạt xe hỏng: Đầu tiên, bạn cần nâng cần gạt nước lên sao cho vuông góc với kính chắn gió và cố định nó ở vị trí đó. Tìm điểm liên kết lưỡi gạt và cần gạt với nhau, bạn chỉ cần bấm vào đó thì có thể lấy lưỡi gạt ra một cách dễ dàng và tháo lưỡi gạt cũ ra. Lấy lưỡi gạt mới lắp vào đầu móc của cần gạt và đặt cần gạt lại về vị trí cũ.

8. Làm sạch bộ lọc gió

Bộ lọc gió là bộ phận chuyên dùng để lọc không khí và khử mùi cho ô tô. Bộ lọc không tốn kém và khá dễ dàng để làm sạch. Các bước bao gồm: mở mui xe, xác định bộ lọc gió, mở nắp bộ lọc, làm sạch bộ lọc bằng bình xịt không khí, xịt thẳng vào các lớp lọc bên trong bộ lọc, lắp lại bộ lọc và nắp.

Bạn nên thay bộ lọc gió sau 30.000 km hay mỗi năm.

9. Thay má phanh

Hệ thống phanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn khi lái xe. Hệ thống phanh phải luôn trong tình trạng tốt.

Bạn cũng có thể tự làm công việc này khá dễ dàng. Với một vài dụng cụ đơn giản, bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí từ việc tự mua má phanh và thay cho chiếc xe của mình. Các bước làm như sau: tháo bánh xe, mở cụm piston thắng, tháo má phanh cũ và thay bằng má phanh mới, ép piston phanh, lắp lại cụm piston và bánh xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.