• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Cách giúp giảm đau lưng khi lái xe

Việc ngồi lái xe trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng xấu tới xương khớp và các cơ vùng lưng, ảnh hưởng tới quá trình lái xe và sức khoẻ lâu dài.

Vì sao lái xe lâu sẽ bị đau lưng?

Khi ngồi trong khoang xe và chiếc xe không di chuyển, người lái sẽ có cảm giác thoải mái, giống như đang ngồi trên một chiếc ghế có đệm. Tuy nhiên, khi ô tô bắt đầu chuyển động và chịu sự tăng giảm tốc, cơ thể sẽ phải chịu nhiều lực khác nhau, bao gồm cả rung động lên xuống của toàn thân.

Các nhà điều tra đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của rung động toàn thân đối với một cá nhân đang ngồi trên ghế ô tô. Cột sống thắt lưng của một người có tần số cộng hưởng tự nhiên từ 4 đến 5 Hz.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc lái xe sẽ kích thích tần số tự nhiên này, dẫn đến tải trọng cột sống lưng dưới cao. Điều này có thể dẫn đến khó chịu về tư thế cũng như tăng nguy cơ chấn thương và đau phần lưng dưới khi lái xe ô tô trong thời gian dài.

Cách giúp giảm đau lưng khi lái xe- Ảnh 1.

Lái xe trong thời gian dài sẽ khiến tài xế dễ gặp các cơn đau vùng lưng.

Trong quá trình vận hành xe, những cơn đau lưng sẽ gây khó chịu và mất tập trung cho tài xế. Tình trạng đau lưng này có thể được gây ra bởi một số yếu tố, như: tư thế không phù hợp, hỗ trợ lưng không đầy đủ và các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nếu cơn đau lưng kéo dài, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Bác sĩ giúp xác định nguyên nhân gây ra cơn đau lưng của tài xế và đề xuất cách điều trị tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu, thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để giảm đau, cũng như đưa ra lời khuyên tài xế có nên tiếp tục ngồi lái xe hay không.

Điều chỉnh ghế lái đúng vị trí

Nội thất trong xe ô tô luôn được các nhà sản xuất thiết kế hướng tới người lái, nhằm đem tới cảm giác thoải mái nhất khi vận hành xe.

Đối với ghế lái và vô-lăng sẽ được thiết kế với nhiều góc điều chỉnh, phù hợp nhất với tất cả vóc dáng người dùng.

Cách giúp giảm đau lưng khi lái xe- Ảnh 2.

Điều chỉnh ghế lái phù hợp và sử dụng đệm hỗ trợ lưng dưới sẽ giúp tài xế giảm đau lưng.

Với thiết kế công thái học và các góc điều chỉnh chính xác, việc điều chỉnh ghế lái đúng vị trí sẽ giúp giảm căng thẳng cho lưng. Vì vậy, để giúp lưng giảm áp lực và tránh bị đau tài xế cần đảm bảo điều chỉnh ghế lái có độ cao phù hợp. Theo đó vị trí hông của người lái nên cao hơn đầu gối một chút. Việc điều chỉnh ghế lái đúng vị trí còn giúp tài xế có thể với tới chân ga, chân phanh mà không bị căng.

Tài xế cũng có thể sử dụng các loại đệm hỗ trợ thắt lưng hoặc phần tựa lưng có đường viền để giúp giảm căng thẳng cho cơ lưng. Điều này cũng hỗ trợ giảm rung lắc truyền đến ghế khi xe lưu thông qua những đoạn đường xấu.

Thư giãn cơ thể

Giữ nguyên một tư thế trên xe sẽ khiến cơ lưng bị căng cứng, đau nhức. Vì vậy, thư giãn cơ thể trong khi lái xe và nghỉ giải lao sau mỗi giờ hoặc lâu hơn có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho lưng. Theo đó, duỗi tay, chân của bạn và dành vài phút để thư giãn cho tay và chân.

Trước và sau chuyến hành trình, bạn nên dành thời gian để thực hiện các bài tập kéo căng đơn giản nhắm vào lưng của bạn. Điều này có thể giúp giảm bất kỳ căng thẳng nào ở cơ lưng và thúc đẩy tư thế tốt hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.