• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nồng độ cồn nguy hiểm thế nào với người lái xe?

Nồng độ cồn làm ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó khiến tài xế không làm chủ được phương tiện, dễ dẫn tới tai nạn.

Mất tập trung điều khiển phương tiện

Các chuyên gia về y tế và sức khỏe cho rằng, chỉ cần nạp vào cơ thể một lượng nhỏ rượu bia cũng có thể làm giảm khả năng tập trung vào nhiều công việc cùng một lúc.

Đặc biệt với người điều khiển phương tiện giao thông cần tập trung để xử lý nhiều vấn đề, như: Quan sát xe xung quanh, giữ làn đường, tốc độ, đảm bảo khoảng cách với các phương tiện khác...

Nồng độ cồn ảnh hưởng như nào tới kỹ năng lái xe? - Ảnh 1.

Sử dụng rượu bia sẽ khiến tài xế không thể tập trung lái xe.

Khi chịu tác động của rượu bia, người điều khiển phương tiện sẽ khó có thể tập trung vào nhiều hành động để xử lý các tình huống giao thông, và lúc này rất có thể sẽ xảy ra một vụ va chạm không mong muốn.

Phán đoán tình huống thiếu chính xác

Khi sử dụng đồ uống có cồn tài xế sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng hiểu đúng hoặc diễn giải sai các biển báo, tín hiệu và tình huống giao thông. Mỗi tài xế khi lái xe luôn cần sự phản ứng nhanh nhạy để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

Vì vậy, việc say xỉn khiến tài xế dễ bị nhầm lẫn hoặc không thể phản ứng kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp. Và lúc này nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông sẽ rất cao.

Nồng độ cồn ảnh hưởng như nào tới kỹ năng lái xe? - Ảnh 2.

Việc phối hợp các thao tác lái xe sẽ không được nhịp nhàng khi tài xế sử dụng rượu bia.

Uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến cả kỹ năng vận động tinh tế như quan sát và vận động thô của lái xe.

Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia rồi lái xe sẽ khiến hệ thần kinh phản hồi kém, tài xế khó phối hợp mắt - tay - chân nhịp nhàng, dẫn sự chậm chạp khi đưa ra các quyết định và khả năng phản ứng trước một tình huống cụ thể.

Giảm kiểm soát, mất tầm nhìn

Rượu bia có thể làm giảm khả năng kiểm soát chuyển động của mắt và giảm tầm nhìn. Nghiên cứu cho thấy, người lái xe sau khi sử dụng rượu bia có xu hướng tập trung vào một điểm duy nhất trong một thời gian dài và do đó ít nhận thức được các khu vực ngoại vi quan trọng.

Rượu bia cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phán xét chiều sâu và khoảng cách của tài xế. Do vậy, người điều khiển phương tiện cũng có thể thấy mình lái xe với tầm nhìn mờ, không rõ ràng.

Nồng độ cồn ảnh hưởng như nào tới kỹ năng lái xe? - Ảnh 3.

Tầm quan sát sẽ bị thu hẹp vì ảnh hưởng của đồ uống có cồn.

Các nghiên cứu cho thấy dưới ảnh hưởng của rượu, lái xe không thể phản ứng lại với kích thích nhanh như khi họ tỉnh táo. Thời gian phản ứng có thể giảm xuống 15-25%. Thời gian phản ứng giảm có thể dẫn đến tai nạn và va chạm liên quan đến thương tích hoặc thậm chí tử vong.

Cùng với đó do ảnh hưởng của nồng độ cồn, nên khi xảy ra va chạm việc cứu chữa nạn nhân sẽ vô cùng khó khăn.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có tới 34% số ca tử vong do va chạm giao thông đường bộ có liên quan đến rượu bia và con số này tăng cao vào các ngày lễ, Tết.

Do đó, nếu đã uống rượu bia và các thức uống có cồn khác thì không được tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Cách tốt nhất là hãy nhờ một người khác lái xe hoặc đi taxi, xe ôm về nhà. Điều này vừa tạo nên sự an toàn cho bản thân tài xế và cả những người xung quanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.