• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chuyên gia Toyota chỉ ra điểm yếu của doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam

19/07/2023, 07:30

Khắc phục, sắp xếp lại dòng chảy sản xuất, giảm lãng phí ở một vài công đoạn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, giảm chi phí.

Ngày 18/7, tại buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ và khởi động chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được Toyota Việt Nam (TMV) và Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) tổ chức, nhiều vấn đề hạn chế, bất cập của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam đã được mổ xe, phân tích.

Trên 75% doanh nghiệp dòng chảy không theo logic

Ông Phạm Ngọc Sáng, Trưởng ban kỹ thuật mua hàng (TMV) cho biết, với hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp, Toyota sẽ phải thực hiện đánh giá theo ba yếu tố chính gồm: phương thức sản xuất, hoạt động quản lý công nhân và doanh nghiệp có biết thực hiện cải tiến hay không.

Ông Phạm Ngọc Sáng, Trưởng ban kỹ thuật mua hàng Toyota Việt Nam.

“Qua khảo sát một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, có tới hơn 75% doanh nghiệp dòng chảy (bao gồm tất cả các hoạt động từ xử lý yêu cầu của khách hàng đến lựa chọn chiến lược phân phối và phương tiện vận chuyển, sao cho hàng hóa đến được với khách hàng) không được thiết kế theo logic nào cả. Bên cạnh đó, chỉ có 1-2 doanh nghiệp có công cụ để biết được sản phẩm đang ở chỗ nào, nhanh hay chậm so với kế hoạch giao hàng. Hoạt động quản lý công nhân vẫn còn nhiều thao tác khó khăn. Về tổ chức cải tiến thì hầu hết các doanh nghiệp chưa biết thực hiện, làm thế nào để giải quyết”, ông Sáng chia sẻ.

Từ những đánh giá trên, qua chương trình hỗ trợ nhà cung cấp phối hợp với Bộ Công thương, TMV đã triển khai hỗ trợ một số doanh nghiệp và đạt được những thành công nhất định. Ví dụ như công ty Kim Sen, TMV đã hỗ trợ giúp giảm lãng phí di chuyển bằng sắp xếp lại dòng chảy sản xuất, lãng phí chờ đợi khi sử dụng cẩu trục để di chuyển hàng hoá và giảm thao tác nặng nhọc, lãng phí. Từ đó, công ty Kim Sen giảm được 5 nhân công, tiết kiệm 832 mét vuông nhà xương, năng suất tăng 15%.

Tương tự với Công ty TNHH MTV cao su 75, sau khi được TMV hỗ trợ loại bỏ lãng phí di chuyển bằng cải tiến dòng chảy sản xuất, giảm lãng phí và thao tác khí, triển khai 5S mức ba đã giảm được 292 giờ/ tháng cho việc nhập sản phẩm vào kho. Bên cạnh đó tiết kiệm được 86 mét vuông nhà xưởng làm khu nghỉ cho công nhân và làm việc khác…

“Để hỗ trợ nhà cung cấp, TMV đưa ra 6 bước. Đầu tiên là xác định điểm cải tiến, lắng nghe người lao động tại nơi làm việc và chia sẻ, phản biện về ý tưởng và tính khả thi với sự thảm gia của các quản lý nhà máy. Tiếp đến sẽ phân tích phương pháp hiện tại rồi đưa ra giải pháp. Từ đó sẽ lập phương án cải tiến và tiến hành thực hiện cải tiến. Cuối cùng, Toyota sẽ đánh giá cách thức mới sau khi thực hiện cải tiến”, ông Sáng chia sẻ thêm.

Qua các hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp phối hợp với Bộ Công thương, Toyota đã tuyển dụng được một nhà cung cấp và lựa chọn thêm 7 nhà cung cấp tiềm năng. Đặc biệt, từ năm 2023, các đơn vị đã được hỗ trợ trước đó sẽ đóng vai trò là doanh nghiệp nòng cốt, hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia của Toyota để chia sẻ kiến thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp mới.

Tính đến nay, TMV đã xây dựng được mạng lưới với hơn 60 nhà cung cấp nội địa. Trong đó có 13 nhà cung cấp Việt Nam với tổng sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại.

Mở rộng phạm vi hỗ trợ doanh nghiệp

Ngoài phối hợp với Bộ Công thương, TMV cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ dự án hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô với Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI).

Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch VASI chia sẻ: “Trước cuộc cách mạng 4.0, người ta so sánh trình độ phát triển công nghiệp mỗi quốc gia lấy ra ba ngành gồm ô tô, điện tử và hoá chất. Trong đó ngành ô tô là ngành tâm điểm nhất bởi đó là nơi kết hợp, chọn lọc tất cả tinh tuý của các công nghệ, các loại phương thức sản xuất và đặc biệt là các phương thức quản trị hiện đại.

Nhìn vào lịch sử Toyota, chúng ta lại càng phải thừa nhận rằng đây là hãng xe đặc trưng, tiêu biểu của công nghiệp ô tô thời kỳ đó và đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi thế VASI rất phấn khởi khi được TMV phối hợp, tạo điều kiện tổ chức chương trình. Để đáp lại “lòng tốt”, chúng tôi đã cố gắng chọn ra 8 thành viên tinh tuý nhất về mọi phương diện. Hy vọng họ có thể nhận được từ Toyota chút gì đó về kỹ nghệ quản trị, văn hoá quản trị và triết lý quản trị của Toyota để đưa vào từng thành viên, lan toả trong hiệp hội với hơn 300 thành viên”.

Theo kế hoạch, cùng cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp trong dự án phối hợp với Bộ Công thương, sẽ có 5 công ty thuộc VASI sẽ được hỗ trợ chính thức năm 2023 và ba công ty đóng vai trò “quan sát viên” sẽ được hỗ trợ năm 2024. Tuy nhiên theo ông Sáng, trong quá trình hỗ trợ cải tiến doanh nghiệp, nếu công ty nào được lựa chọn hỗ trợ chính thức “bỏ cuộc”, công ty đóng vai trò quan sát sẽ được đẩy lên thực hiện ngay.

TMV và VASI ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác hỗ trợ tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp trong nước.

Bà Trần Thị Kim Quế, Tổng giám đốc Công ty Phong Nam, một doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ trong dự án giữa TMV và VASI chia sẻ: “Khi chúng tôi nhận được sự giúp đỡ này, chúng tôi sẽ tự đứng vững được trên đôi chân của mình bằng chính kiến thức của mình. Bởi chúng tôi tự làm được, hiểu được. Trước đây chúng tôi cũng đã đi rất nhiều chương trình tư vấn nhưng học xong, họ về chúng tôi cũng trả lại luôn, không biết làm thế nào. Chúng tôi rất mong muốn được trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và các sản phẩm sẽ được doanh nghiêp Việt Nam, quốc tế tin dùng. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn có được hệ thống quản lý sản xuất luôn đáp ứng được nhu cầu khắt khe, chất lượng cũng như sản phẩm mà các thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu mong đợi”.

Ông Phạm Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc TMV cam kết công ty sẽ dành sự quan tâm, nguồn lực như chuyên gia, thời gian… để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chương trình. “Tôi hy vọng ngoài các hỗ trợ kỹ thuật, các doanh nghiệp sẽ được hiểu thêm về triết lý kinh doanh của Toyota, văn hóa Toyota. Đó là nền tảng cơ bản để tập đoàn Toyota vượt qua mọi khó khăn khủng hoảng trong quá khứ và có được thành công như ngày hôm nay”, ông Tùng nói thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.