• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chuyện về những chiếc xe “chiến lợi phẩm”

29/04/2024, 09:30

Sau năm 1975, một số mẫu xe quân sự thu được của chế độ cũ được trang bị cho nhiều lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau năm 1975, một số mẫu xe quân sự thu được của chế độ cũ được trang bị cho nhiều lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả lực lượng vũ trang, lâm nghiệp.

Xe Jeep trang bị cho công an vũ trang

Ông Võ Văn Huỳnh, từng là công an viên, hiện sống tại TP.HCM cho biết, đến năm 1995, một số đơn vị công an cấp quận huyện ở TP.HCM vẫn sử dụng xe Jeep kiểu loại M151A2 (biệt danh xe Jeep lùn). Đây là loại xe được quân giải phóng tịch thu nhiều nhất từ chế độ cũ sau ngày 30/4/1975. Hai mươi năm sau ngày giải phóng, những chiếc Jeep lùn dần bị thải loại, do hết niên hạn không có phụ tùng thay thế.

Chuyện về những chiếc xe “chiến lợi phẩm”- Ảnh 1.

Xe Jeep lùn phiên bản M151 được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (ả̉nh tư liệu).

Theo ông Huỳnh, xe Jeep được Mỹ đưa vào miền Nam từ những năm 1955 có hai biến thể, do hai nhà sản xuất chế tạo là Willy MD (dòng Jeep M138) và sau đó là Ford, Kaiser và AM General (dòng Jeep M151).

Mặc dù Jeep M151 được phát triển và sản xuất ban đầu bởi Ford, các hợp đồng sản xuất M151A2 về sau được trao cho Kaiser và AM General trong giai đoạn năm 1960 - 1974. 

Theo nhà sản xuất, hơn 100.000 chiếc Jeep lùn được sản xuất trong giai đoạn năm 1959 - 1988, số lượng đưa tới Việt Nam khoảng 30.000 chiếc. Lô xe cuối cùng 1.000 chiếc được sản xuất để đưa sang Pakistan vào năm 1988, sau đó dây chuyền lắp ráp ngừng hoàn toàn.

Chuyện về những chiếc xe “chiến lợi phẩm”- Ảnh 2.

Xe Jeep lùn từng chở ông Dương Văn Minh đi đọc lời tuyên bố đầu hàng ngày 30/4/1975 trưng bày tại Dinh Thống Nhất, TP.HCM (ả̉nh tư liệu).

Jeep lùn có chiều dài cơ sở 2.160mm, tự trọng 1,1 tấn. Xe trang bị động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng dung tích 2.3L, sinh công tối đa 71 mã lực ở 4.000 vòng phút, sức kéo cực đại 174Nm ở 1.800 vòng/phút, truyền lực bởi hộp số sàn 4 cấp.

Trưa ngày 30/4/1975, một chiếc Jeep M151 bị quân giải phóng tịch thu trên đường phố Sài Gòn, đã đưa tướng Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của chế độ cũ, từ dinh Độc Lập sang đài phát thanh để phát đi lời tuyên bố đầu hàng của chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Không có số liệu chính thức về số lượng xe Jeep M151 bị tịch thu sau ngày 30/4/1975, nhưng hàng trăm xe loại này được trưng dụng cho lực lượng công an vũ trang ở nhiều tỉnh phía Nam trong một thời gian dài. Nhược điểm là loại xe này không có mui cứng, chỗ ngồi không có dây an toàn, nên chỉ dùng đi lại chặng ngắn ở các thành phố, thị xã, không đủ an toàn khi chạy trên xa lộ.

Xe REO chủ yếu trang bị cho ngành lâm nghiệp

Mẫu xe tải địa hình REO M35 ban đầu được thiết kế chế tạo bởi Công ty Ô tô REO vào năm 1949 dành cho xe tải địa hình, mục đích vận chuyển binh lính và vận tải. Xe có tải trọng 2,3 tấn đường địa hình khó và 4,5 tấn trên đường đi bình thường, dẫn động 6 bánh đơn.

Chuyện về những chiếc xe “chiến lợi phẩm”- Ảnh 3.

Xe REO chở gỗ từ Tây Nguyên xuống Đồng Nai năm 1991 (ả̉nh tư liệu).

Từ năm 1959, hãng sản xuất thêm phiên bản 10 bánh (8 bánh kép phía sau) đáp ứng tải trọng nặng hơn, kéo được rơ-moóc hoặc pháo. Sau Công ty Ô tô REO, các nhà thầu quân sự khác như Kaiser, Studebaker, AM General cũng được cấp phép lắp ráp xe tải REO cho lục quân Mỹ tại chiến trường Việt Nam.

Ở nước ngoài, các hãng Kia và Ssangyong (Hàn Quốc) cũng lắp ráp loại xe này, nhưng chỉ dùng trong nội địa mà không được xuất khẩu.

Xe REO có điểm đặc biệt là sử dụng khối động cơ đa nhiên liệu tăng áp dung tích 7,8L. Động cơ đa nhiên liệu của REO được thiết kế để chạy bằng diesel, dầu hỏa, dầu ma-zút hoặc xăng, thậm chí xăng máy bay. Tuy nhiên, xăng chỉ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vì nó không hoàn toàn tương thích với vòi phun nhiên liệu. Trước khi sử dụng xăng, tài xế REO được khuyến cáo bổ sung ít nhất 1 lít dầu động cơ sạch của Mỹ cho mỗi 50 lít xăng, giống như một số loại xe 2 thì đổ xăng pha nhớt để xe chạy.

Sau ngày 30/4/1975, xe REO được tập hợp để đưa lên khu vực Tây Nguyên, nơi có các lâm trường rộng lớn, cần sức kéo của loại phương tiện đặc biệt này. Hình ảnh xe REO đã cắt bỏ cabin, chỉ chừa lại ghế ngồi tài xế, chở những súc gỗ lớn đã quen thuộc với người dân Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ.

Từ năm 2000 trở lại đây, xe REO không còn đủ tiêu chuẩn để tham gia giao thông trên đường bộ, nhưng vẫn được dùng kéo gỗ ở những cánh rừng sâu.

Thiết giáp M113 dùng trong quân đội

Thiết giáp chở quân M113, hay còn gọi là thiết xa vận M113, là một trong những loại xe bọc thép chở quân phổ biến nhất trong thế kỷ 20. Được sản xuất lần đầu năm 1959, đã có hơn 80.000 chiếc M113 được sản xuất với 12 phiên bản khác nhau. Đến nay M113 còn phục vụ cho quân đội của 50 quốc gia, trong đó có Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chuyện về những chiếc xe “chiến lợi phẩm”- Ảnh 4.

Thiết xa vận M113 là chiến lợi phẩm thu được sau 1975, được biên chế cho nhiều đơn vị tăng thiết giáp của QĐND Việt Nam (ả̉nh tư liệu).

Với một đại liên 12,7mm và hai trung liên 7,62mm bắn được về hai bên sườn, M113 như một lô cốt di động, tiểu đội bộ binh 10 người trong xe có thể chiến đấu trực tiếp thay vì ẩn nấp và chờ xuống xe để chiến đấu.

M113 có điểm đặc biệt nữa là có thể bơi nhờ chuyển động quay của xích, chuyển hướng dưới nước bằng bơm phụt nước gắn ở đầu xe. Ngoài ra, chiếc xe thiết giáp vỏ nhôm này có thể được vận chuyển đường không đến những địa bàn hiểm trở, bằng cách thả dù xuống từ máy bay C-130.

Sau năm 1975, thiết xa vận M113 bị tịch thu được phiên vào lực lượng trực chiến trong binh chủng tăng thiết giáp. Tuy nhiên, đến nay lượng xe thực sự có thể vận hành chiến đấu không nhiều, chủ yếu dùng làm đạo cụ hỗ trợ giảng dạy trong các trường quân đội.

Tính đến đầu năm 1975, trong biên chế quân đội ngụy Sài Gòn có khoảng trên 1.500 chiếc M113. Sau chiến thắng năm 1975, hàng trăm xe được đưa vào biên chế lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Trong đó còn khoảng 500 xe thiết giáp M113 còn sử dụng được.

Sau khi tham gia lực lượng tăng thiết giáp quân đội Việt Nam, xe bọc thép M113 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam gắn thêm súng ĐKZ-106mm M40 hoặc ĐKZ-75mm K56. Tiếp sau đó Việt Nam đã thay thế đại liên Browning 50 của Mỹ bằng đại liên 12,7mm của Nga. Số xe thiết giáp này đã xuất trận với quy mô lớn, rất hiệu quả trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam 1977 - 1979.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.