• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Điều gì khiến ô tô điện ngày càng áp đảo xe xăng?

12/03/2023, 14:30

Mạng lưới 150.000 cổng sạc được VinFast triển khai trên cả nước và chi phí vận hành ăn đứt xe xăng là hai lợi thế giúp ô tô điện áp đảo xe xăng.

Trạm sạc xe điện phủ sóng đến tận xã, huyện, hải đảo

Được biết đến với nickname “Bay nhé”, anh Việt Anh hiện là một thành viên nổi tiếng trong cộng đồng người sử dụng ô tô điện tại Việt Nam, nhờ hành trình đi khắp 63 tỉnh thành bằng chiếc xe VinFast VF e34.

Anh Việt Anh “check in” cùng chiếc VinFast VF e34 tại Cà Mau

Hành trình của anh bắt đầu từ vùng địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc - mũi Sa Vĩ (Móng Cái, Quảng Ninh) tới cột mốc 314 - vùng địa đầu Tây Nam thuộc tỉnh Kiên Giang, đi qua đủ 63 tỉnh, thành phố.

Sau 207 ngày đi qua 87 thành phố, anh đã “check-in” tại gần 200 trạm sạc trên khắp cả nước, bao gồm cả những trạm sạc ở các xã, huyện hay khu vực xa xôi hẻo lánh, ít dân cư.

“Trạm sạc xa nhất về phía Nam là ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Trạm sạc ở địa đầu phía Bắc là ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trạm sạc trên đảo ngoài biển là ở thành phố Phú Quốc, Kiên Giang. Trạm sạc đặt sát mép biển nhất là ở cảng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi”, anh Việt Anh vui vẻ điểm danh những trạm sạc đặc biệt mà anh đã đi qua.

Theo các chuyên gia, độ phủ rộng khắp của hệ thống trạm sạc có thể coi là lợi thế cạnh tranh mang tính quyết định của VinFast tại thị trường Việt Nam.

“Các hãng xe nổi tiếng thế giới có thể bán xe điện tại Việt Nam, song để có được hệ thống trạm sạc như VinFast thì có lẽ phải mất nhiều năm cùng một khoản đầu tư lớn. Hãng xe Việt đã đi trước các đối thủ một bước để nắm giữ lợi thế lớn trên sân nhà”, anh Nguyễn Đức Minh - người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ô tô - nhận định.

Đồng quan điểm đó, anh Trần Văn Mạnh - một chủ xe VinFast VF 8 tại Hà Nội - chia sẻ, chính nhờ hệ thống trạm sạc phủ khắp nên việc đi xuyên Việt từ Hà Nội đến TP.HCM bằng ô tô điện giờ đây đã quá dễ dàng.

Anh Việt Anh rất ấn tượng với trạm sạc hiện đại ở đảo Phú Quốc

“Sạc một lần, xe VF 8 của tôi đi được tới 400 km. Mỗi khi nghỉ ngơi dọc đường, tôi lại tranh thủ cắm sạc, rất nhàn mà lại rẻ hơn nhiều so với đổ xăng”, anh Mạnh cho hay.

Không chỉ trạm sạc, người dùng ô tô điện còn bất ngờ và ấn tượng với hệ thống xưởng dịch vụ trải dài khắp cả nước của VinFast.

“Trong hành trình 15.000 km đã qua, có đôi lần xe va quệt nhỏ, lỗi vặt nhưng đều được sửa chữa, bảo hành thuận tiện mà không cần di chuyển quá xa đến các thành phố lớn”, anh Việt Anh chia sẻ về trải nghiệm cá nhân.

Càng đi càng rẻ, xe điện ngày càng phổ biến

Hiệu suất thực tế của VF 8 được đánh giá là tốt hơn cả thông số được công bố

Một ưu điểm khác của xe điện trên những chuyến hành trình xuyên Việt là chi phí vận hành tiết kiệm hơn nhiều so với xe xăng truyền thống.

Anh Chu Hữu Thọ, một chuyên gia lâu năm trong ngành ô tô, mới đây đã thử tổng kết chi phí cho chuyến đi Hà Nội - Hà Giang của mình.

Theo đó, với quãng đường 950 km, chiếc VF 8 cần một “lượng điện” là 142 kW. Ngoài lượng pin ban đầu đã sạc đầy, tổng chi phí thực tế cho 3 lần sạc chỉ hơn 500.000 đồng.

Tính ra, chi phí cho chuyến đi chỉ khoảng 500 đồng/km, một con số gây bất ngờ cho nhiều người dùng khi rẻ hơn nhiều so với xe xăng.

Chuyên gia từ Autobikes cũng không khỏi ngạc nhiên bởi hiệu suất quá tốt của chiếc VF 8.

Trong điều kiện chở 3 người lớn, bật điều hòa theo nhu cầu và khoảng 1/3 hành trình là đường đèo dốc, chiếc VF 8 đạt hiệu suất di chuyển trung bình khoảng 4,36 km với 1% pin - kết quả mà theo anh Thọ là tốt hơn cả thông số do nhà sản xuất công bố.

Chiếc taxi điện của anh Lê Ngọc Thông khiến nhiều khách hàng thích thú

Cảm nhận được rõ nhất tính kinh tế của xe điện là anh Lê Ngọc Thông - một tài xế taxi công nghệ chuyên chở khách từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

So sánh với khi chạy ô tô xăng truyền thống, để có doanh thu 2 triệu đồng/ngày, anh phải bỏ ra chi phí nhiên liệu thấp nhất là 500.000 đồng.

Từ khi chuyển sang dùng xe điện, khoản chi để đạt mức doanh thu trên chỉ chưa tới 200.000 đồng. Chưa kể, chi phí bảo dưỡng định kỳ của xe điện cũng rất thấp.

Đáng chú ý, anh Thông nhận thấy khách hàng rất thích thú với mô hình taxi công nghệ chạy điện.

“Nhiều khách Việt kiều còn gọi điện, khoe ngay với người thân ở nước ngoài là đang ngồi trên xe điện thương hiệu Việt”, anh Thông vui vẻ thuật lại.

Với hạ tầng trạm sạc rộng khắp, hệ thống xưởng dịch vụ phát triển thần tốc, cùng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, ô tô điện đang trở thành một lựa chọn lý tưởng trong kinh doanh dịch vụ vận tải, mang tới cơ hội trải nghiệm loại phương tiện xanh cho nhiều người.

Cùng với đó, sự ra đời của Công ty GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới đây với mô hình cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi điện đầu tiên tại Việt Nam, được xem là một cú hích góp phần tăng tốc việc phổ cập xe điện tới đông đảo người dân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.