Điều đó đã chuyển rủi ro và tăng chi phí cho các nhà sản xuất ô tô, khiến các hãng xe phải tính toán lại, theo AutoBlog.
Hiện chỉ có duy nhất Tesla tự thiết kế chip lõi của riêng mình, các nhà sản xuất ô tô truyền thống phụ thuộc vào hãng chip từ thiết kế cho đến vật liệu làm ra chip.
Hàm lượng chất bán dẫn trên mỗi chiếc xe ô tô trị giá khoảng 500 USD/chiếc
Vì vậy, các hãng xe lớn như General Motors, Volkswagen AG và Ford Motor đang đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất chip để tìm cách giảm bớt lệ thuộc.
GM và Stellantis cho biết họ sẽ làm việc với các nhà thiết kế chip để xem xét việc có thể tự sản xuất hay không.
Các nhà sản xuất ô tô như Nissan Motor và những hãng nhỏ hơn chấp nhận các cam kết đặt hàng dài hơn và lượng chip tồn kho cao hơn.
Các nhà cung ứng chính của ngành công nghiệp ô tô như Bosch của Đức và Denso của Nhật thì đang đầu tư lớn vào sản xuất chip. Đây là một bước ngoặt đối với các nhà sản xuất ô tô, trước đây vốn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp chất bán dẫn.
Theo hãng dữ liệu công nghiệp Gartner, giá trị trung bình của hàm lượng chất bán dẫn trên mỗi phương tiện sẽ vượt quá 1.000 USD vào năm 2026, tăng gấp đôi so với trị giá khoảng 500 USD/xe năm 2020.
Đương nhiên, phần chi phí lớn hơn là thiết kế và công nghệ sản xuất ra con chip. Nhưng điều đó không phải là bí mật gì to tát với các hãng xe.
Một ví dụ: chiếc Porsche Taycan chạy bằng pin có hơn 8.000 con chip, con số này sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba vào cuối thập kỷ này.
Evangelos Simoudis, chuyên gia chip bán dẫn tại Mỹ cho biết, giữ chân kỹ sư bảo mật và các kỹ sư chip sẽ là một thách thức đối với các nhà sản xuất ô tô, họ sẽ phải cạnh tranh với những cái tên như Google, Amazon và Apple.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận