• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Chính sách

Kiến nghị tạo thuận lợi hải quan trong quá trình thực hiện FTA

29/05/2024, 14:30

Nội dung kiến nghị được đại diện VAMA đề xuất tại tọa đàm “Công nghiệp ô tô Việt Nam thực hiện hiệp định thương mại tự do: Phát triển theo hướng nào?”.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), có thực tế là một số linh kiện phụ tùng ô tô có số lượng nhỏ nên nhà cung cấp tại nước xuất khẩu không hỗ trợ nhà nhập khẩu lấy chứng nhận xuất xứ (C/O) FTA, vì chi phí lấy C/O lớn hơn phần tiết kiệm được.

Để giảm thủ tục hành chính và tiết kiệm cho doanh nghiệp, chi phí lấy C/O nên được xem xét không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước đã ký thỏa thuận FTA.

Theo VAMA, đây là vấn đề nên đặt ra khi các đoàn đàm phán FTA cấp Chính phủ có cơ hội ngồi lại xem xét việc thực hiện hiệp định.

Kiến nghị tạo thuận lợi hải quan trong quá trình thực hiện FTA- Ảnh 1.

VAMA kiến nghị tạo thuận lợi về thủ tục hành chính để thực thi các FTA thuận lợi hơn. Ảnh: MBV

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tại Việt Nam có một số trường hợp nếu xuất khẩu ra nước ngoài thì cung cấp được C/O FTA, tuy nhiên nếu tiêu thụ nội địa thì không cấp được những C/O này, nên thực tế hàng hóa sẽ phải sang một nước thứ ba rồi trở về, làm tăng chi phí của chuỗi cung ứng.

Do vậy, VAMA đề nghị cơ quan hải quan và Bộ Công thương xem xét vấn đề này một cách tổng thể.

Về vấn đề mã số hàng hóa đã được cơ quan hải quan trước đó cung cấp xác nhận, dù chú giải mã hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) không thay đổi, tuy nhiên nhằm mục tiêu được nhiều thuế nên một vài đơn vị hải quan đã thay đổi mã HS bằng các công văn hướng dẫn, gây khó khăn cho nhà nhập khẩu linh kiện sản xuất. Điển hình như mặt hàng ECU, logo xe ô tô…

Vì vậy, VAMA kiến nghị cơ quan hải quan xem xét thận trọng các quyết định trong công văn hướng dẫn, đặc biệt khi chú giải HS không thay đổi ở các phiên bản HS và mặt hàng đã được xác nhận bởi hải quan nước xuất khẩu.

Kiến nghị cuối cùng về thủ tục hành chính, VAMA cho rằng tân trang phụ tùng là một cách làm thân thiện với môi trường nhờ giúp bảo tồn năng lượng, giảm lượng khí thải CO2 và tiết kiệm tài nguyên. Điều này cũng mang lại lợi ích cho khách hàng và người tiêu dùng Việt Nam.

"Theo EVFTA, quy định về nhập khẩu phụ tùng tân trang phải có hiệu lực từ ngày 1/8/2023. Tuy nhiên, cho đến giờ này Nghị định vẫn chưa được ban hành, vì vậy VAMA mong nghị định sớm được ban hành", trích nội dung kiến nghị của VAMA.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.