• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Lợi nhuận VEAM tăng hơn nghìn tỷ nhờ các liên doanh Honda, Toyota và Ford

17/02/2025, 10:07

Lợi nhuận sau thuế của VEAM năm 2024 tăng 1.156 tỷ đồng (+18%) so với năm 2023, chủ yếu được chia thêm từ lãi đậm trong các liên doanh với Honda, Toyota và Ford.

Báo cáo tài chính phát hành ngày 24/1/2025 của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) ghi nhận, năm 2024 doanh nghiệp này đạt 7.421 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

So với lợi nhuận sau thuế đạt 6.265 tỷ đồng năm 2023, lợi nhuận năm nay của VEAM tăng 18%, tương đương 1.156 tỷ đồng.

Theo VEAM, phần lớn lợi nhuận tăng thêm đến từ các đơn vị liên doanh với các hãng ô tô xe máy có phần vốn góp của VEAM như Toyota, Honda và Ford.

Hiện VEAM nắm giữ 30% vốn điều lệ tại Honda Việt Nam, 20% vốn điều lệ tại Toyota Việt Nam và 25% tại Ford Việt Nam.

Tỷ trọng đóng góp về lợi nhuận ròng từ ba liên doanh này chiếm hơn 95% lợi nhuận gộp của VEAM hàng năm.

Lợi nhuận VEAM tăng hơn nghìn tỷ nhờ các liên doanh Honda, Toyota và Ford- Ảnh 1.

Sản phẩm bánh răng trong động cơ được chế tạo tại Công ty CP Phụ tùng máy số 1 (FUTU1), công ty con của VEAM. Ảnh minh họa.

Cụ thể, năm 2023 VEAM được chia 5.844 tỷ đồng từ Honda Việt Nam, 660 tỷ đồng từ Toyota Việt Nam và 303 tỷ đồng từ Ford Việt Nam.

Tổng lợi nhuận được chia từ ba liên doanh này năm 2023 (6.807 tỷ đồng), cao hơn lợi nhuận được chia năm 2022 (5.326 tỷ đồng).

Tính đến cuối năm 2023, giá trị phần vốn chủ sở hữu của VEAM trong các hãng xe nói trên lần lượt là 4.280 tỷ đồng (tại Honda Việt Nam), 545 tỷ đồng (tại Toyota Việt Nam) và 374 tỷ đồng (tại Ford Việt Nam).

Trong tổng số 13 công ty con và 8 công ty liên doanh liên kết có vốn đầu tư của VEAM, lợi nhuận được chia từ 3 liên doanh kể trên chiếm trên 95% tổng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh và đầu tư, chưa kể lãi từ tiền gửi ngân hàng.

Năm 2024, VEAM quyết tâm thanh lý hàng nghìn xe tải tồn kho nhãn hiệu VEAM Motor, Changan, máy kéo ISEKI.

Lô xe tồn kho tại nhà máy VEAM Thanh Hóa đã qua 4 lần thanh lý thông qua hình thức bán đấu giá, nhưng chưa thành công.

Bên cạnh các liên doanh ô tô xe máy, mảng sản xuất công nghiệp của VEAM có 4 công ty con gồm: DISOCO, SVEAM, FUTU1 và FOMECO là những công ty có doanh thu lớn nhất, đóng góp đến 82% doanh thu sản xuất công nghiệp của VEAM.

Công ty CP Phụ tùng máy số 1 (FUTU1) là đơn vị chuyên sản xuất chi tiết cơ khí trong động cơ xe máy cho các khách hàng lớn như Honda, Yamaha, Piaggio, SYM.

Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp miền Nam (SVEAM) cũng là công ty con hoạt động hiệu quả trong số hàng chục đơn vị thành viên trực thuộc VEAM.

Năm ngoái SVEAM thu hẹp mảng sản xuất động cơ diesel, tập trung nguồn lực phát triển động cơ điện, kỳ vọng trở thành nhà cung ứng động cơ điện cho các ngành sản xuất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.