• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Lốp xe máy quá non, nguy hiểm thế nào?

Việc duy trì áp suất lốp đúng theo tiêu chuẩn giúp cho các chức năng này hoạt động ở tình trạng tốt nhất.

Hỏi:

Do không để ý nên bánh xe máy Honda Vision của tôi nhiều lần trong tình trạng bị non hơi. Xin hỏi, thường xuyên trong tình trạng này có gây nguy hiểm gì không?

Phạm Thị Thảo (Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Lốp xe máy có nhiệm vụ chịu toàn bộ trọng lượng của xe, chuyển đổi lực di chuyển và lực phanh trên mặt đường, hấp thụ các chấn động từ mặt đường và giúp duy trì cũng như đổi hướng xe.

Việc duy trì áp suất lốp đúng theo tiêu chuẩn giúp cho các chức năng này hoạt động ở tình trạng tốt nhất.

Nếu lốp quá non sẽ khiến tải trọng của lốp bị bè ra, gây hại cho thành lốp. Chưa kể, ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn dẫn tới động cơ sẽ phải làm việc vất vả hơn, công suất xe giảm (máy nóng và tốn xăng hơn). Đồng thời, độ cứng lốp xe không đủ dẫn tới giảm độ linh hoạt, điều khiển xe khó khăn hơn.

Trường hợp bơm lốp quá căng, không khí trong lốp giãn nở do ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm nhiệt độ lốp tăng khiến các lớp bố lốp giãn nở không đều. Sau một thời gian sử dụng, lốp xe sẽ bị méo, phình, thậm chí còn có thể gây nổ lốp.

Lốp quá căng còn khiến ma sát giữa lốp xe và mặt đường giảm đi, khiến quãng đường phanh tăng lên, sinh ra hiện tượng lốp xe bị trượt mất điều khiển, xe dễ mất lái khi vào cua, mất ATGT.

Lốp căng còn khiến khả năng hấp thụ các va chấn từ mặt đường giảm.

Lốp trước chủ yếu làm nhiệm vụ dẫn hướng, do đó hình dạng của gai lốp thường có dạng gai dọc giúp tăng ổn định khi lái, giảm lực cản lăn, thoát nước tốt và độ trượt nhỏ.

Lốp sau có vai trò là lốp chủ động, gai lốp sau thường có hình dạng gai ngang tạo ra ma sát tốt với mặt đường, lớp vải bố của bố lốp cũng thường nhiều hơn để đảm bảo chức năng chịu tải trọng.

Tuy nhiên, cũng có một số loại xe được trang bị loại lốp có gai dạng kết hợp cả gai ngang và gai dọc cho cả bánh trước và bánh sau để đảm bảo phù hợp với điều kiện giao thông của vùng xe di chuyển.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.