• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Mua ô tô cũ, may hơn khôn

Thị trường xe cũ phát triển nhanh chóng nhưng tiềm ẩn rủi ro cho người mua do người bán có thể không trung thực khi cung cấp thông tin của xe.

Công nghệ phục hồi xe tai nạn đã ở mức hoàn hảo

Từ châm ngôn “lấy của người chán bán cho người cần” những năm gần đây, các showroom xe đã qua sử dụng mọc lên như nấm sau mưa. Nhưng không phải cứ xe qua sử dụng là đã tốt.

Mặc dù là mua xe cũ, nhưng tâm lý của người tiêu dùng đều mong muốn sẽ tìm được một chiếc xe tốt, một chiếc xe còn mới và sẵn sàng trả giá cao nếu tìm được xe đúng yêu cầu. Ngược lại với những xe không may gặp tai nạn, ngập nước hay từng va quệt thì đa số đều từ chối hoặc chỉ mua với mức giá cực rẻ.

Công nghệ phục hồi xe tai nạn ngày càng tiệm cận mức độ hoàn hảo.

Khi đồng tiền che mờ đi đạo đức kinh doanh, các cơ sở kinh doanh ô tô cũ sẵn sàng qua mặt khách hàng bởi lợi nhuận từ việc này quá lớn. Với những chiếc xe tai nạn sau khi được phù phép hoàn toàn có thể bán giá chênh lên tới 20% giá trị thực.

Nhiều người am hiểm trong nghề cho biết, khi mua ô tô cũ có những thứ nhất định phải kiểm tra như phần keo chỉ, phần xương gân dập nổi, phần điểm hàn bấm hay là các chi tiết ốc đánh dấu vạch sơn. Vì những chi tiết này rất khó để làm lại. Và nếu có làm lại thì độ hoàn thiện sẽ không cao.

Còn với đa số người tiêu dùng thì hay dựa vào số kilomet đi được để đánh giá chất lượng xe còn cũ hay mới. Nhưng với công nghệ hiện đại ngày nay thì ngay cả những đồng hồ điện tử cũng dễ dàng bị tua lùi số kilomet.

Một chủ garage có địa chỉ tại Hà Nội cho biết, hiện nay giá tua công-tơ-mét chỉ mất vài trăm ngàn đồng, phục hồi xe tai nạn đang tiệm cận mức hoàn hảo. Với những người thợ có tay nghề lâu năm thì hoàn toàn có thể dựng lại những đường keo chỉ hay các điểm hàn bấm đảm bảo giống “zin” 90%.

Sau những lùm xùm về việc chiếc xe Honda City bị tua lùi công-tơ-mét hàng vạn cây số, chủ một showroom ô tô cũ đã khẳng định chắc nịch với phóng viên: "Chuyện đó không có gì lạ. Hầu hết dân buôn xe cũ đều làm việc đó".

Cơ may nào cho người mua xe cũ

Hiện không có một quy định nào liên quan đến việc mua bán xe đã qua sử dụng, tất cả đều do người mua và người bán thương thảo với nhau rồi đưa ra thống nhất về giá cả cũng như chất lượng chiếc xe.

Gần đây, không ít những câu chuyện mua phải “trái đắng” đã được chia sẻ lên mạng xã hội, nhiều người gửi lòng tin cho các showroom và mong muốn nhận về một chiếc xe đúng giá trị. Nhưng thứ họ nhận được chỉ là những chiếc xe đã qua tân trang, bị tua lùi công-tơ-mét hàng vạn kilomet.

Ngay cả những địa chỉ kinh doanh xe qua sử dụng có uy tín và lâu năm cũng không dám cam kết số kilomet là nguyên bản. Tất cả chất lượng xe sẽ chỉ dựa vào đánh giá kiểm định do chính đơn vị kinh doanh đưa ra.

Khi thời đại công nghệ phủ sóng toàn cầu, việc giao thương với nhau qua các trang mạng xã hội dễ dàng, việc chủ xe được làm việc trực tiếp với người có nhu cầu mua xe cũng thuận tiện hơn. Và từ đó dần hình thành khái niệm mua xe chính chủ.

Cơ may để mau được chiếc xe đúng giá trị là rất khó.

Song song với đó cũng là rủi ro khi tin tưởng vào xe chính chủ. Khi chủ xe là người am hiểu về thị trường, nếu chiếc xe của họ không may gặp vấn đề thì chính họ sẽ là người “phù phép” cho chiếc xe và khi đến tay người tiêu dùng mặc dù là xe chính chủ nhưng giá trị của chiếc xe vẫn không đúng với số tiền mà người mua phải bỏ ra.

Điển hình trên mạng xã hội gần đây đang rộ lên thông tin, một chiếc Kia Cerato với năm sản xuất là 2022, số kilomet là 9000km và được chủ xe rao bán chính chủ với cam kết như mới. Nhưng cộng đồng mạng lại phát hiện chiếc một chiếc xe có ngoại hình và biển số trùng khớp chiếc xe trên, đã gặp tai nạn và ngập cả xe trong nước.

Từ những câu chuyện trên có thể thấy, ngay cả việc mua xe cũ chính chủ, người mua cũng rất dễ bị qua mặt và chỉ có thể đặt niềm tin vào sự trung thực của người bán.

Hiện cả nước có khoảng 5 triệu xe ô tô đăng ký, và hàng năm có tầm khoảng trên 400.000 xe mới bán ra. Với xe máy, có tới khoảng 70 triệu xe đăng ký và khoảng hơn 3 triệu xe mới bán ra. 

Như vậy xe cũ chiếm tới hơn 90% tổng số lượng phương tiện cơ giới. Nếu được quản lý tốt thì thị trường xe cũ sẽ góp phần cung cấp lựa chọn về phương tiện có chất lượng tốt, có giá thành phù hợp với thu nhập và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhiều người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một số chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần thiết kế một hệ thống để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về lịch sử phương tiện cho người dân, tăng cường quản lý chất lượng xe cũ để bảo đảm an toàn và quyền lợi của khách hàng. Và đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý trong thời gian tới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.