Vụ mua xe Honda City cũ bị tua công-tơ-mét: Anycar nói gì?
Tua công-tơ-mét để bán ô tô giá cao có thể phạt tù
Ô tô cũ bị tua công-tơ-mét: Có thể kiểm tra qua dữ liệu đăng kiểm?
Nở rộ tua công-tơ-mét ô tô để trục lợi
Chỉ số công-tơ-mét liệu có quan trọng?
Chỉ số công-tơ-mét (ODO) hiển thị số quãng đường mà xe đã đi được. Theo các nhà sản xuất thì chỉ số này là một trong hai tiêu chuẩn được đưa vào để đánh giá quá trình bảo hành, bảo dưỡng.
Ví dụ như bảo dưỡng mốc đầu tiên ở 1.000 km hoặc một tháng sử dụng, mốc hai là 5.000 km hoặc 6 tháng sử dụng. Như vậy có thể thấy, chỉ số kilomet ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bảo dưỡng, bảo hành và sự xuống cấp của các hệ thống tổng thành của xe.
PGS.TS Nguyễn Thành Công, Phó trưởng bộ môn cơ khí ô tô (Đại học GTVT) cho biết, ô tô bị “tua công” sẽ làm sai lệch về thời hạn chu kì bảo dưỡng của xe. Việc không được bảo dưỡng đúng sẽ gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới chất lượng của các hệ thống tổng thành cũng như tính năng khai thác của ô tô.
Chỉ số công-tơ-mét quan trọng trong việc định giá khách quan xe cũ.
Đối với việc mua bán xe cũ số kilomet đã đi càng quan trọng, vì đây là một tiêu chí đánh giá khách quan giá trị của chiếc xe còn lại là bao nhiêu. Nhưng để tăng lợi nhuận không hợp pháp, nhiều gian thương đã tua ngược chỉ số này, hòng đánh lừa người mua để bán chiếc xe cao hơn giá trị thực của nó.
Vấn đề này đã tồn tại từ lâu và luôn là sự băn khoăn đối với người mua xe cũ. Nhiều người lầm tưởng khi "check" hãng là sẽ ra số kilomet của chiếc xe. Nhưng với lịch sử hãng chỉ ghi lại số kilomet xe vào làm bảo dưỡng, bảo hành. Cho nên nếu một chiếc xe bảo dưỡng tại gara tư nhân bên ngoài thì chỉ số công-tơ-mét trong hãng cũng chỉ là một thông số để tham khảo.
Làm thế nào để biết chính xác ODO của xe cũ?
Trao đổi với anh P.A.T một chuyên viên kiểm định xe đã qua sử dụng, anh cho biết, để đánh giá số kilomet mà xe đã đi được thì chỉ có thể dựa vào cảm quan và những nhận biết hao mòn của các bộ phận khó thay thế.
Ví dụ với những chiếc xe đã chạy trên 100.000km thì đa phần sẽ bị mòn phần bàn đạp ga, chân phanh. Độ mòn ít nhiều sẽ phản ánh trực tiếp quá trình sử dụng nhiều hay ít.
Hoặc phần cổ góp khí xả, chi tiết này luôn phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao nếu sử dụng liên tục sẽ cho ra màu cháy khác với xe ít sử dụng.
Hoặc cũng có thể đánh giá qua khấu hao các chi tiết nội thất như ghế da, vô-lăng, các phím bấm, lốp xe. Những chi tiết này có thể làm mới, thay thế nhưng điều đó cũng sẽ phản ánh lên quá trình sử dụng nhiều hay ít.
Xong tất cả chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm quan của người kiểm định, chứ không có một con số hay số liệu thống kê chính xác được số kilomet đã chạy của chiếc xe.
Để phát hiện chính xác số kilomet đã đi của xe là không thể.
Hiện nay, cũng không có một đơn vị kinh doanh xe cũ nào cam kết chỉ số công-tơ-mét bằng văn bản. Tất cả các đơn vị chỉ cam kết về chất lượng xe nguyên bản và không tranh chấp về pháp luật.
Theo anh Đào Thắng, giám đốc của một trung tâm xe cũ chính hãng cho biết, hiện nay với trình độ “tua công” chuyên nghiệp thì ngay cả những người kiểm định viên được đào tạo chuyên nghiệp cùng với hệ thống máy móc chính hãng, cũng không thể kết luận chính xác số kilomet đi được của xe là bao nhiêu.
“Với những chiếc xe tua ít từ 10.000-30.000km thì rất khó để nhận biết, chỉ có những chiếc xe tua quá nhiều từ 60.000km trở lên thì mới có căn cứ để xác nhận được”, anh Thắng cho biết thêm.
Chỉ số ODO của xe rất quan trọng, nhưng để biết chính xác chỉ số này đối với một người bình thường sẽ rất khó. Vậy nên, khi mua xe cũ dù là ở những đơn vị uy tín thì cũng cần có bên thứ ba kiểm định chất lượng.
Để không mua phải những “cục nợ” với giá cao, người tiêu dùng cần tránh những trường hợp đặt cọc ký hợp đồng rồi mới mang xe đi kiểm tra chất lượng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận