• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Người vay mua ô tô sẽ không bị ép mua bảo hiểm vật chất

23/02/2024, 08:00

Quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cấm bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hiệu lực từ 1/7/2024.

Người vay mua ô tô sẽ không bị ép mua bảo hiểm vật chất- Ảnh 1.

Từ 1/7 tới, người mua xe trả góp sẽ không bị ngân hàng ép mua các bảo hiểm tự nguyện, theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Nhiều độc giả từng phản ánh tới Báo Giao thông việc khi vay ngân hàng để mua ô tô, thường bị ép buộc phải mua bảo hiểm vật chất tự nguyện tại một hãng bảo hiểm, do ngân hàng chỉ định.

Tuy nhiên, việc ép mua loại dịch vụ này sẽ bị cấm từ ngày 1/7 tới, theo khoản 5, Điều 15, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được thông qua ngày 18/1/2024 tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, điều luật mới quy định: “Cấm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một nhân viên kinh doanh ô tô tại Long Biên (Hà Nội) cho hay, quy định mới sẽ hạn chế tình trạng người mua xe trả góp bị ngân hàng điều hướng vào những sản phẩm bảo hiểm mà họ không có nhu cầu.

Trên thực tế, việc mua ô tô hình thành từ khoản vay ngân hàng đều bị đính kèm các hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, được ngân hàng ấn định theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.

Ví dụ, anh A vay 400 triệu đồng để mua chiếc Toyota Veloz trị giá 698 triệu đồng, thường phải mua thêm bảo hiểm vật chất tự nguyện, phí bảo hiểm khoảng 8,5 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, anh A không được lựa chọn hãng bảo hiểm theo ý mình mà phải mua của một đơn vị do ngân hàng chỉ định, với mức phí cao hơn.

Theo các chuyên gia tài chính, một số ngân hàng còn ép khách hàng mua thêm các bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn thương tích của bên vay, khiến khách hàng bức xúc do không có nhu cầu thực sự.

Đây là những ví dụ có thật, từng được ĐBQH Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) bày tỏ băn khoăn trước nghị trường quốc hội khi thảo luận về việc ngân hàng thương mại có được làm đại lý bảo hiểm hay không.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh kể câu chuyện về một người phụ nữ đến ngân hàng cầm cố sổ đỏ vay 300 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi làm hợp đồng vay vốn người này phải mua bảo hiểm nhân thọ 20 triệu đồng, số tiền còn lại được nhận là 280 triệu đồng.

Theo nguồn tin của PV Báo Giao thông, nhiều ngân hàng đang chỉnh sửa quy định nội bộ và hợp đồng mẫu, tránh vi phạm điều cấm (tại khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024) từ thời điểm luật có hiệu lực.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.