• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Người Việt mang "văn hóa xe máy" đi lái ô tô?

16/03/2016, 18:51

Việc người đi đường thờ ơ với TNGT xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chứ không đơn thuần là sự thiếu ý thức.

xegiaothong_tainan
Một bộ phận những người tham gia giao thông “vô tình” mang theo văn hóa xe máy khi lái ô tô - Ảnh minh họa

Khi tai nạn giao thông xảy ra, rất cần một chiếc ô tô chở giúp nạn nhân đến bệnh viện, nhưng tại sao phần lớn lái xe đều không chấp nhận dừng lại? Đó chính là thứ văn hóa ích kỷ, mà chúng ta vẫn hay gọi là “văn hóa xe máy”.

Người tham gia giao thông ở nước ta, hầu hết đều đi xe máy trước khi sắm được ô tô, và một bộ phận trong số họ “vô tình” mang theo văn hóa xe máy khi lái ô tô.

Trước tiên là tính vô kỷ luật, với cả bản thân và với những người tham gia giao thông khác trên đường. Họ có thể liều lĩnh vượt xe trên đường dù phải lấn sang làn đường ngược chiều. Họ lái ô tô mà cứ tưởng như đang đi xe máy có thể luồn lách vô tư qua khoảng trống nhỏ hẹp. Và một trong những hành động như vậy chính là vụ tai nạn thảm khốc do chiếc Camry gây ra vừa qua. Lái xe non tay và có chút hơi men đã nghĩ rằng mình có thể lấn làn ngược chiều và lách qua được, sai lầm đó phải trả giá bằng 3 mạng người.

Một người bạn kể lại cho tôi về chuyến đi Thái Lan. Một người đi xe máy gặp tai nạn, ngay lập tức 4,5 chiếc ô tô dừng lại giúp đỡ, dù đó không phải là việc của họ. Viên cảnh sát đến giải quyết vụ việc không ngần ngại chở chiếc xe máy và toàn bộ đồ đạc của nạn nhân rồi đem đi sửa xe giúp.

Câu chuyện đó chứng tỏ văn hóa của các tài xế ô tô của nước họ rất cao, đó cũng là một phần nguyên nhân vì sao đó là đất nước thu hút nhiều khách du lịch, dù nền chính trị luôn bất ổn.

Trong một câu chuyện khác ở cộng đồng người Việt sống và làm việc tại CHLB Đức, khi một vụ tai nạn xảy ra, ngoài việc gọi ngay lực lượng cứu hộ, người dân quanh đó sẵn sàng đưa ô tô ra chở nạn nhân khi cần, hoặc gấp rút lấy bông bằng cầm máu hay xông vào bế nạn nhân đi cấp cứu. Hỏi một người dân, anh ta cho biết khi học lái xe đã được dạy về điều này. Như vậy, tinh thần giúp người gặp nạn thường trực trong mỗi người lái xe ở nước họ.

Còn ở ta thì sao? Còn rất nhiều biểu hiện của những tài xế ô tô ở nước ta mang ý thức không khác gì những người đi xe máy trên đường. Ngoài việc thờ ơ với người gặp tai nạn, họ còn sẵn sàng dừng xe chỉ để mua vài quả ổi hay một chiếc bánh mì gây ùn tắc. Tất cả những thói xấu đó cần có thời gian để thay đổi, nhưng trước mắt, chúng ta cần có biện pháp tức thời để hạn chế những thói quen xấu đó.

Cần đưa nội dung ý thức giao thông vào chương trình dạy và thi cấp bằng lái xe, cả xe máy lẫn ô tô. Việc đó ít nhiều có tác dụng đến nhận thức của một bộ phận lái xe sau khi được cấp bằng. Ngoài việc chú tâm lái cẩn thận hơn, họ sẽ có ý thức hơn khi tham gia giao thông.

Sau khi được cấp bằng, phải đưa ra “thời gian thử thách” đối với lái mới. Nếu sau thời gian này tài xế không gây tai nạn hoặc vi phạm luật thì mới được cấp bằng chính thức. Bên cạnh đó, nếu ai có hành động giúp đỡ người bị nạn thì được tuyên dương và nhận được phần thưởng nho nhỏ như vé đổ xăng hay vé rửa xe miễn phí. Như vậy cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp và nhà tài trợ để chương trình này được triển khai. Nên nhớ rằng không chỉ ô tô mới có thể giúp đỡ người gặp tai nạn. Trong các trường hợp chấn thương nhẹ, chỉ bị thương tổn ngoài da hoặc bong gân thì có thể chở người gặp nạn đến cơ sở y tế hoặc chờ giúp về nhà bằng xe máy, do đó người đi xe máy cũng có thể góp sức sơ cứu và đưa nạn nhân bằng xe của mình.

“Văn hóa xe máy” ở nước ta chỉ có thể dần cải thiện bằng nhiều biện pháp tổng hợp, vừa dùng luật, vừa bằng biện pháp cứng rắn nhưng cũng có thể áp dụng những biện pháp động viên, khuyến khích để đem lại hiệu quả cao nhất, để bất cứ người tham gia giao thông nào cũng sẵn sàng giúp người gặp tai nạn.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Đinh Thành Trung đang công tác tại Ban kinh tế trung ương.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.