Ngoài ba danh mục ô tô phân theo hệ động lực như nêu trên, Nhật Bản còn ngừng xuất khẩu một số mặt hàng có thể được chuyển sang mục đích quân sự, bao gồm thép, sản phẩm nhựa và linh kiện điện tử, theo Nikkei Asia.
Vào tháng 5, các nguyên thủ quốc gia đã gặp nhau tại Hiroshima (Nhật Bản) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, nơi họ bàn thảo kế hoạch hạn chế thương mại trong lĩnh vực công nghệ và thiết bị có khả năng thúc đẩy xung đột ở Nga và Ukraine.
Xe điện, xe hybrid và xe động cơ đốt trong dung tích 1.9L trở lên sẽ ngừng xuất khẩu từ Nhật sang Nga.
Trong khi những hãng như Toyota và Nissan đã ngừng sản xuất ở Nga, một số nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vẫn tiếp tục bán lẻ ô tô ở nước này.
Tuy nhiên, những chiếc xe này thường được nhập khẩu song song, trong đó nhiều xe được sản xuất tại Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản và được bán thông qua chương trình xe đã qua sử dụng từ các đại lý cấp dưới.
Nhiều thống kê gần đây cho thấy xung đột quân sự đã tàn phá ngành công nghiệp cũng như thị trường xe hơi Nga.
Trong khi những thương hiệu nội địa của Nga như Lada ghi nhận doanh số cải thiện, thì các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang ra sức tận dụng sự ra đi của nhiều nhãn hiệu ô tô phương Tây.
Xuất khẩu ô tô Trung Quốc sang Nga đã tăng gấp ba lần, lên khoảng 140.000 xe/năm, riêng hãng xe Geely chứng kiến doanh số bán hàng tăng 88%.
Trước khi cuộc xung đột nổ ra, thị trường Nga tiêu thụ khoảng 100.000 xe hơi mỗi tháng. Con số đó giờ giảm xuống còn khoảng 25.000 xe/tháng.
Còn ở Ukraine, thống kê mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ ô tô từ đầu năm đến hết tháng 6, trung bình chỉ khoảng 2.000 xe mỗi tháng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận