Tai nạn giao thông đường bộ là một vấn nạn mang tính toàn cầu, gây ra thiệt hại to lớn về sức khỏe cho con người và nền kinh tế của hầu hết các quốc gia.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sử dụng mô tô, xe máy thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Tuy nhiên theo Báo cáo an toàn giao thông đường bộ toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam giảm 43,5%, là một trong số 35 quốc gia có tỷ lệ giảm thương vong do tai nạn giao thông đường bộ trên 30%.
Để có những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (TDSI) phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".
Hội thảo nhằm chia sẻ những thành công, bài học kinh nghiệm và thách thức về an toàn xe máy tại các quốc gia trên thế giới; từ kinh nghiệm và bài học của các nước trong vấn đề an toàn giao thông xe máy, đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao an toàn giao thông xe máy, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến xe máy ở Việt Nam và của các quốc gia khác.
Chương trình Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 4 – 5/11/2024 và được phát trực tuyến trên nền tảng truyền thông điện tử của Báo Giao thông.
Thời gian và địa điểm:
Từ 08:00 đến 17:00 ngày 4/11/2024: tại khách sạn Pan Pacific, số 1 Đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Từ 8:30 đến 17:00 ngày 5/11/2024: Tham quan Nhà máy Honda, Trung tâm lái xe an toàn; Nhà máy Protect và Tham quan mô hình xử lý vi phạm của người điều khiển xe máy qua camera của CSGT tỉnh Bắc Ninh.
Khách mời trong nước bao gồm:
- Lãnh đạo Bộ GTVT
- Lãnh đạo Bộ Công an
- Lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia
- Đại diện Ban An toàn giao thông 16 tỉnh/thành phố
- Đại diện các doanh nghiệp xe máy, doanh nghiệp vận tải xe máy công nghệ.
- Đại diện các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải và an toàn giao thông.
Khách mời quốc tế bao gồm:
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
- Tổ chức GHAI
- Đại học Johns Hopkins
- Tổ chức Sáng kiến thiết kế thành phố toàn cầu (GDCI)
- Chương trình đánh giá ATGT đường bộ toàn cầu (iRAP)
- Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIPF)
- Tổ chức hợp tác An toàn đường bộ toàn cầu(GRSP)
- Sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì An toàn giao thông đường bộtoàn cầu (BIGRS)
- Các trường đại học và viện nghiên cứu: Đại học Quốc gia Yang MingChiao Tung Đài Loan, Viện Công nghệ Kharagpur Ấn Độ, Đại học ChulalongkornThái Lan, Viện Nghiên cứu an toàn đường bộ Malaysia (MIROS), Đại học Đaphương tiện Kenya...
- Các cơ quan quản lý giao thông của một số quốc gia: Tổng cục An toàn giao thông đường bộ (NARSA) Bộ Giao thông vận tải và Logitics, Vương Quốc Ma-rốc, Cơ quan An toàn Đường bộ Quốc gia Ghana, Ban Giao thông Thành phố Mexico...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận