Đèn chiếu sáng Led
Ngày nay vẫn còn khá nhiều mẫu xe ô tô trang bị đèn chiếu sáng dạng bóng halogen truyền thống. Hệ thống này có nhược điểm là độ bền kém, cường độ sáng yếu và sinh nhiệt cao gây hao phí điện năng nên hệ thống này dần được thay thế bởi hệ thống đèn Led.
Mẫu xe tay ga phổ thông Honda Lead được trang bị đèn chiếu sáng Led.
Hệ thống đèn chiếu sáng Led đem tới cường độ sáng lớn hơn, với tuổi thọ chiếu sáng gấp 3-5 lần bóng halogen truyền thống và không phát sinh nhiệt. Các mẫu xe máy giờ đây đã được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng Led vốn trước đây chỉ có trên ô tô. Các mẫu xe máy được trang bị loại đèn này có thể kể đến như: Honda Lead, Honda SH, Yamaha Exceiter,…
Hệ thống khóa thông minh (smartkey)
Bên cạnh đèn chiếu sáng LED, khóa thông minh (Smartkey) cũng là một trong những tính năng công nghệ hiện đại đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Hiện tại, hầu hết những dòng xe tay ga và một số dòng xe côn tay thể thao phổ thông như Yamaha Exciter, Honda Winner, Honda Lead, Honda Vison… đều đã được trang bị smartkey.
Nhiều mẫu xe phổ thông được trang bị chìa khóa trông minh.
So với hệ thống khóa cơ truyền thống, hệ thống khóa thông minh (smartkey) bên cạnh tính thời trang, sự sang trọng còn được tích hợp nhiều tính năng như chống trộm, tìm xe hay khởi động xe bằng mật khẩu…
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
ABS viết tắt của cụm từ Anti-locked Brake System là hệ thống chống bó cứng phanh, đúng với tên gọi của nó hệ thống giúp người lái không gặp hiện bó cứng ở phanh đĩa gây ra hiện tượng lết bánh nguy hiểm.
Hệ thống ABS trên xe máy.
Theo đó, khi người lái bóp phanh trong tình huống khẩn cấp, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh với cơ chế bóp nhấp - nhả, giúp má phanh liên tục kẹp - nhả đĩa phanh (thay vì kẹp và ghì chặt như trên phanh thường). Chính cách vận hành này giúp bánh xe vẫn có thể quay với tốc độ chậm dần mà không bị kẹp cứng, đồng thời giữ được độ bám, tránh hiện tượng trượt dài trên đường dẫn đến mất thăng bằng.
Với cơ chế hoạt động tự động nên cần bộ điều khiển, và những chi tiết phức tạp khác khiến cho hệ thống này vốn trước đây chỉ được trang bị trên xe ô tô, nhưng ngày nay hệ thống này dần trở thành trang bị tiêu chuẩn trên các mẫu xe tay ga.
Hệ thống kiểm soát lực kéo
Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control System-TCS) được xem là một hệ thống an toàn với chức năng chính là đảm bảo độ bám đường, hạn chế trượt bánh khi đi trên đường trơn trượt, vào cua hoặc tăng tốc đột ngột.
TCS thường được trang bị cho xe có phanh ABS. Hai hệ thống này đều giúp xe đảm bảo độ bám đường nhưng ABS có tác dụng trên bánh xe còn TCS can thiệp bằng lực kéo của động cơ.
Cụm điều khiển đồng hồ trung tâm và chức năng kiểm soát lực kéo trên Honda Sh 150i.
Bên cạnh đó, TCS còn sử dụng chung cảm biến của phanh ABS để phát hiện bánh xe có đang bị trượt hay không, qua đó gửi tín hiệu về ECU để can thiệp vào động cơ.
Với sự chạy đua công nghệ của các hãng xe, ngày nay cũng rất nhiều mẫu xe máy được trang bị tính năng này. Có thể kế đến Honda SH, ADV 160, Piaggio hay Vespa đều được nâng cấp trang bị tiên tiến này.
Kết nối Bluetooth
Công nghệ bluetooth đang dần trở nên "bình dân hóa" trên nhiều mẫu xe phổ thông. Đối với ôtô, kết nối bluetooth thường được dùng cho mục đích giải trí và đàm thoại rảnh tay. Trong khi đó kết nối bluetooh trên xe máy có tác dụng hiển thị tình trạng xe, thông báo cuộc gọi, điều hướng...
Ở phân khúc xe phổ thông, Honda SH 150 đời 2020 là mẫu xe đầu tiên có kết nối bluetooth thông qua ứng dụng MyHonda+. Gần một năm sau, đối thủ Yamaha NVX thế hệ mới cũng được tích hợp công nghệ này.
Chức năng kết nối bluatooth mang lại tính giải trí và thực dụng chưa cao.
Kết nối bluetooth trên xe máy phổ thông mang tính giải trí nhiều hơn và chưa thật sự thực dụng. Hầu hết người dùng thường chỉ trải nghiệm tính năng này khi mới mua xe và thường quên lãng sau một thời gian sử dụng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận