• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Những mẹo không nên dùng khi vệ sinh nội thất ô tô

Sử dụng những mẹo không đúng cách sẽ khiến tình trạng nội thất ô tô trở nên tồi tệ và chủ xe sẽ tốn nhiều chi phí để khắc phục.

Dùng dầu ô liu lau nội thất

Nhiều tài xế truyền tai nhau mẹo dùng dầu ô liu để phục hồi da nội thất ô tô và giúp bề mặt chống bám bụi. Với giá bán rẻ, dễ tìm kiếm nên nhiều tài xế đã mua và sử dụng dầu oliu để lau táp-lô, vô-lăng, bệ tì tay nhằm khôi phục hiện trạng ban đầu cho bề mặt da.

Những mẹo không nên dùng khi vệ sinh nội thất ô tô- Ảnh 1.

Không nên dùng dầu ô liu để lau chùi nội thất ô tô.

Nhưng trên thực tế dầu ô liu chỉ giúp làm sạch nội thất, hơn nữa không có khả năng chống bám bụi và phục hồi bề mặt da. Chưa kể sau khi dùng dầu oliu lau dọn nội thất, chủ xe cần chú ý lau sạch những vết dầu thừa, nếu không sẽ xảy ra tình trạng trơn trượt.

Để đảm bảo an toàn, chủ xe nên tìm mua những dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch và dưỡng bề mặt da nội thất.

Dùng bọt cạo râu để làm sạch nội thất nỉ

Làm sạch bề mặt nội thất nỉ luôn là điều khó khăn. Nhiều tài xế cố gắng sử dụng các mẹo khác nhau để có thể vệ sinh vết bẩn trên nội thất nỉ, trong đó có mẹo dùng bọt cạo râu để tẩy sạch vết bẩn.

Tuy nhiên trên thực tế đã có nhiều trường hợp nhận trái đắng khi sử dụng phương pháp này. Bọt cạo râu chỉ có công dụng làm sạch một số bề mặt trong nhà tắm và phòng bếp, còn đối với các bề mặt xốp, thấm nước như vải và nỉ sẽ không có công dụng.

Những mẹo không nên dùng khi vệ sinh nội thất ô tô- Ảnh 2.

Bọt cạo râu ngấm sâu vào trong ghế khiến việc làm sạch khó khăn.

Bọt cạo râu được thiết kế để nở ra và sủi bọt trong khi cạo. Vì vậy, bọt cạo râu ổn định và khó hòa tan hơn bọt sản phẩm tẩy rửa tiêu chuẩn. Hơn nữa, khi dùng bọt cạo râu sẽ bị thấm sâu vào trong ghế ô tô, khó có thể làm sạch và không thể dùng nước xả sạch được.

Đối với những bề mặt nội thất có chất liệu bằng nỉ, người dùng nên đưa xe tới các trung tâm chăm sóc nội thất chuyên dụng. Tại đây với những chất tẩy rửa và máy móc chuyên dụng, các vết bẩn sẽ được làm sạch mà không để lại hậu quả nghiêm trọng nào.

Dùng bàn chải cứng làm sạch trần ô tô

Đây cũng là sai lầm mà nhiều người đã mắc phải. Được biết, các vết bẩn ở vải trên trần xe là một trong những vết bẩn khó xử lý nhất khi vệ sinh nội thất ô tô. Loại vải này có xu hướng mỏng manh và thậm chí còn kém bền hơn so với ghế và thảm của xe.

Ngoài ra, phần vải trần xe được dán vào tấm nền phía sau để giữ nó trên mái xe. Loại keo này đặc biệt nhạy cảm nếu quá nhiều độ ẩm có thể làm bong tróc.

Những mẹo không nên dùng khi vệ sinh nội thất ô tô- Ảnh 3.

Không nên sử dụng bàn chải cứng và dung dịch tẩy rửa mạnh để làm sạch trần nỉ ô tô.

Nếu tài xế sử dụng chất tẩy rửa hay bàn chải cứng để chùi mạnh sẽ khiến tấm trần bị xệ xuống và lớp vải sẽ bị xù. Vì vậy, cần tránh sai lầm này để không có điều đáng tiếc xảy ra.

Thay vào đó, hãy xịt một lượng vừa phải dung dịch tẩy rửa lên khăn rồi nhẹ nhàng thoa lên vết bẩn. Vì phần vải rất nhạy cảm nên cần tránh chà xát quá mạnh. Hãy dùng lực vừa phải và chuyển động tròn để làm tan vết bẩn, sau đó loại bỏ bằng cách thấm nhẹ bằng khăn sợi nhỏ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.