• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Ô tô Trung Quốc gỡ mác xe giá rẻ

26/12/2023, 08:00

Từ đầu năm 2023 đến nay có tới bốn thương hiệu ô tô Trung Quốc bán ra tại Việt Nam có mức giá phổ biến trên 1 tỷ đồng.

Năm 2023 được xem là khoảng thời gian bùng nổ của các thương hiệu ô tô Trung Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, ở lần quay trở lại này, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã thể hiện một cách tiếp cận bài bản hơn.

Theo thống kê, từ đầu năm 2023 tới nay đã có tới bốn thương hiệu ô tô Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam, gồm: Wuling, Haval, Lynk & Co và Haima. Tất cả các thương hiệu kể trên đều được sản xuất lắp ráp hoặc nhập khẩu chính hãng, bởi những công ty ít nhiều đã được biết đến tại Việt Nam.

Điều này cho thấy có thể các hãng xe Trung Quốc đang có thái độ nghiêm túc muốn xây dựng một chiến lược lâu dài hơn tại Việt Nam. Thay vì uỷ thác cho các đơn vị phân phối nhỏ lẻ, các doanh nghiệp phân phối xe Trung Quốc tại Việt Nam giờ đây đã được nâng tầm.

Như thương hiệu Thành An vốn đang là mạng lưới đại lý lớn phân phối xe Hyundai đã hợp tác để phân phối xe Haval. Hay Tasco - doanh nghiệp sở hữu Savico với hàng chục đại lý phân phối nhiều thương hiệu ô tô khác nhau nay có thêm kênh phân phối dòng xe Trung Quốc Lynk & Co.

Ngoài ra còn có TMT Motors vốn nổi tiếng trên thị trường xe tải nay chuyển sang sản xuất lắp ráp Wuling Hongguang Mini EV...

Ở làn sóng ô tô Trung Quốc lần này, việc nhập khẩu nhỏ lẻ, rải rác đã không còn. Thay vào đó, các nhà phân phối nhập khẩu chính hãng, mở chuỗi các đại lý, showroom một cách bài bản. Để được bán chính hãng, các hãng xe phải tuân thủ Nghị định 116 để được nhập khẩu ô tô, trong đó đáp ứng điều kiện có cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng, có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của nhà sản xuất nước ngoài. Việc này phần nào cũng khiến khách mua yên tâm hơn.

Tuy nhiên, có vẻ như với sự đầu tư bài bản quy mô hơn đã khiến giá xe Trung Quốc cũng không còn rẻ. Ngay cả việc lựa chọn sản phẩm nào sẽ được "đánh lấy tiếng" cũng tác động tới giá bán ra.

Đơn cử như Haval H6 hybrid thuộc phân khúc C, mẫu xe đang được bán tại nhiều quốc gia có giá tại Việt Nam gần 1,1 tỷ đồng (tại Thái Lan giá quy đổi là 862 triệu đồng). So với các đối thủ Nhật, Hàn, mức giá này thậm chí còn cao hơn phiên bản cao nhất của Hyundai Tucson hay Mazda CX-5.

Hay Haima 7X có giá từ 865 triệu đồng (tại Philippines từ 525 triệu đồng), cao hơn so với bản tiêu chuẩn của Hyundai Custin hay Toyota Innova Cross.

Thậm chí, Lynk & Co với định vị hạng sang đã ra mắt mẫu xe đầu tiên là mẫu crossover 09, giá tới 2,199 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, định kiến "tiền nào của ấy" của ô tô Trung Quốc đang dần được xoá bỏ khi giá xe đã không còn rẻ. Nhưng mức giá ấy có đủ sự hợp lý để cạnh tranh và lấy được niềm tin của khách hàng hay không lại là một bài toán không hề dễ dàng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.