• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Tháo cọc bình ắc-quy ô tô để sửa lỗi: Cẩn trọng để tránh sự cố

20/03/2024, 08:30

Tháo bình cọc bình ắc-quy là một thao tác đơn giản để xử lý một số lỗi về điện tử, tuy nhiên cần lưu số một số điều để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Vì sao cần tháo bình ắc-quy?

Cụm từ "tháo cọc bình" không xa lạ với người sử dụng ô tô, khi mà trên các mẫu xe ngày nay được trang bị nhiều hệ thống điện tử phức tạp. 

Việc tháo cọc bình ắc-quy được nhiều tài xế truyền tai nhau rằng, đây là một cách làm thủ công hữu hiệu khi mà các hệ thống gặp lỗi, nó như một cách khởi động lại hệ thống. Và cách này tỏ ra hữu ích trong nhiều trường hợp.

Tháo cọc bình ắc-quy ô tô để sửa lỗi: Cẩn trọng để tránh sự cố- Ảnh 1.

Việc tháo cọc bình ắc-quy được nhiều tài xế áp dụng khi xe gặp các lỗi liên quan tới hệ thống điện.

Không chỉ màn hình giải trí, khi các hệ thống điện tử khác gặp lỗi như cảm biến áp suất lốp, cảm biến ABS, hệ thống cảnh báo túi khí… các tài xế đều truyền tai nhau nên tháo cọc bình ắc-quy kiểm tra xem có phải do lỗi ảo không? Sau đó mới đem xe tới các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để chẩn đoán.

Ngoài ra, việc tháo cọc bình ắc-quy cũng được nhiều tài xế áp dụng khi xe lâu ngày không sử dụng. Việc này được coi là cách bảo vệ hệ thống điện, tránh chập cháy ngoài ý muốn cũng như không làm tiêu hao điện của bình ắc-quy.

Không chỉ tháo cọc bình, ngày nay nhiều tài xế cũng tự thực hiện việc thay thế bình ắc-quy tại nhà, khi mà công việc này không quá phức tạp và giúp chủ xe tiết kiệm được một phần chi phí.

Những rủi ro khi tháo bình ắc-quy

Rủi ro lớn nhất khi các tài xế thực hiện tháo cọc bình do thấy lỗi trên hệ thống ECU (bộ điều khiển điện tử) của xe. Đây là một hệ thống quan trọng nên luôn cần nguồn điện để duy trì. Việc tháo cọc bình hay thay bình ắc-quy có thể gây ra lỗi cho hệ thống này.

Trong một số trường hợp, tháo cọc bình ắc-quy có thể dẫn tới tình trạng không thể nổ máy, hoặc báo lỗi hệ thống ECU. Khi này tài xế sẽ cần đem xe tới các trung tâm sửa chữa chính hãng để reset (cài lại) ECU.

Sẽ có những mẫu xe cho phép người dùng tháo bình ắc-quy mà không cần reset lại hệ thống ECU. Vì vậy, trước khi tháo cọc bình hay thay thế bình ắc-quy, người lái cần tham khảo ý kiến của chuyên gia kỹ thuật để tránh những sự cố ngoài ý muốn.

Tháo cọc bình ắc-quy ô tô để sửa lỗi: Cẩn trọng để tránh sự cố- Ảnh 2.

Cần xác định chính xác các cực dương (+) và âm (-) của bình ắc-quy khi tháo lắp, thay thế.

Khi tháo, thay thế bình ắc-quy, tài xế cần lưu ý đỗ xe ở vị trí rộng rãi, thoáng mát. Tránh đỗ xe tại những nơi tiếp xúc gần với tia lửa hoặc nhiệt độ cao, nhiên liệu dễ bắt cháy. Đặc biệt cần tắt máy xe.

Tài xế cần xác định cực dương (+) và âm (-) của ắc-quy, tháo lần lượt các cực không để hai cực chạm trực tiếp, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng ngắn mạch gây ra chập điện và làm phát sinh tia lửa điện.

Không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao có thể chạy qua khiến tài xế bị bỏng nặng.

Thông thường cực âm (-) của ắc-quy sẽ nối với thân xe, nên tất cả các vị trí hở kim loại trên vỏ xe đều có điện âm của ắc-quy. Vì vậy phải tháo cọc âm (-) trước, cách ly nguồn điện ắc-quy ra khỏi thân xe, tránh trường hợp không may cọc dương (+) chạm vào sẽ gây ra hiện tượng ngắn mạch.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.