Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang số 108 (FMVSS 108) của Mỹ quy định, ô tô chỉ có 2 loại chùm ánh sáng là chiếu xa (đèn pha) và chiếu gần (đèn cos), không chấp nhận chùm ánh sáng ngang, nghiêng, xa… Tiêu chuẩn này ra đời từ năm 1967, và kể từ đó đến nay vẫn chưa thay đổi. Vậy nên người Mỹ gặp nhiều vấn đề về tầm nhìn lái xe ban đêm.
Về phương diện lịch sự, sử dụng đèn pha trong đô thị vào ban đêm là tối kỵ nhưng nếu không bật đèn pha hay các loại đèn chiếu ngang thì tầm nhìn sẽ bị giảm đi khá nhiều. Điều này khiến lái xe không đủ thời gian để phản ứng khi có ai đó hay thứ gì đó xuất hiện đột ngột trước tầm nhìn, gây ra những vụ tai nạn không mong muốn.
So sánh tiêu chuẩn đèn pha tại Mỹ và châu Âu
Tiêu chuẩn đèn pha tự động tại Mỹ mặc định buổi tối là đèn cos. Khi chạy xe ở tốc độ cao, đèn pha sẽ tự động bật lên.
Trong khí đó, ở châu Âu, hệ thống đèn pha thích ứng với nhiều chùm ánh sáng (kể cả khi dùng đèn cos) sẽ giúp tầm nhìn của lái xe được tăng lên, giảm độ chói cho xe đi ngược chiều, nếu phát hiện có xe hoặc người phía trước, riêng khu vực ánh sáng đó sẽ được điều chỉnh để chống chói, những khu vực còn lại vẫn chiếu pha bình thường.
Nhờ đó, hệ thống đèn pha thích ứng ADB tại châu Âu cung cấp tầm nhìn tốt hơn đến 86% so với hệ thống đèn lỗi thời tại Mỹ.
Phản ứng của người Mỹ về quy định đèn ô tô
Audi từng phản ứng với Cơ quan an toàn giao thông Mỹ (NHTSA) năm 2013 khi hãng dự định triển khai công nghệ đèn pha Matrix Beam trên các dòng xe sang của hãng tại Mỹ.
Tháng 10/2018, NHTSA tuyên bố sẽ xem xét lại quy định hướng tới việc cho phép sử dụng công nghệ đèn pha thích ứng.
Hiệp hội ô tô Mỹ cũng đã gửi đơn kiến nghị lên NHTSA vào cuối năm 2018 để thay đổi quy định về đèn ô tô
Giữa năm 2019, tổ chức này nói đang dự thảo quy định mới về công nghệ đèn pha, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận