• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Trao đổi giữa TS Khuất Việt Hùng và các khách mời tại hội thảo

03/09/2021, 12:51

TS Khuất Việt Hùng đã có phần thảo luận thẳng thắn với các diễn giả, khách mời tham dự hội thảo, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, bạn đọc.

LÝ DO CẦN KHUYẾN KHÍCH XE ĐIỆN

TS Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia

TS Khuất Việt Hùng:

Trân trọng cảm ơn Báo Giao thông đã cho tôi cơ hội được lắng nghe phiên thảo luận hết sức bổ ích tại hội thảo.

Trong bối cảnh cả nước đang gồng mình phòng chống Covid-19, việc Báo Giao thông tổ chức cuộc hội thảo trực tuyến theo hình thức 3D ngày hôm nay là một món ăn tinh thần rất ý nghĩa.

Câu hỏi đầu tiên xin dành cho PGS. TS Đàm Hoàng Phúc.

Với những kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm ở trong nước và quốc tế về lĩnh vực này, thưa PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, theo ông lý do tại sao Việt Nam lại cần khuyến khích xe điện? Cá nhân ông có đề xuất lộ trình cụ thể gì để phát triển xe điện ở Việt Nam không? Với lộ trình đó, Việt Nam có nên đưa ra lộ trình bắt buộc loại bỏ xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu không?

PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội

PGS. TS Đàm Hoàng Phúc (Đại học Bách Khoa Hà Nội):

Đây là một câu hỏi rất hay và tổng quát. Tôi xin trả lời luôn vào vấn đề tại sao chúng ta phải có ô tô điện?

Hiện nay, dưới thách thức về năng lượng và khí thải ô nhiễm môi trường, xe điện là giải pháp khả thi nhất tại thời điểm này. Trong hoạt động giao thông vận tải, tiêu thụ năng lượng cho vận tải đường bộ chiếm khoảng 70%. Chuyển sang giao thông xanh, trước hết chúng ta sẽ cắt giảm được khí thải nhà kính.

Nếu không bắt nhịp được, chúng ta sẽ trở thành vùng trũng, là bãi rác công nghệ của thế giới. Việc bắt buộc phải chuyển đổi phương thức xanh, thân thiện với môi trường là điều bắt buộc.

Về lộ trình, tôi cho rằng càng nhanh càng tốt. Lộ trình có 2 vấn đề cần cân nhắc: Thứ nhất là phải đặt trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực và thứ hai là ý muốn chủ quan của chúng ta. Do đó, tôi không thể đưa ra lộ trình cụ thể.

Lạc quan nhất, tôi tin rằng, đến 2045, thời điểm 100 năm thành lập nước, chúng ta có thể đạt tối thiểu lượng xe bán ra là xe điện. Đặt mốc như vậy thì chúng ta mới đưa ra lộ trình được.

Thứ hai, về quy định có nên bắt buộc thực hiện lộ trình loại bỏ xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tôi muốn lấy ví dụ từ Mỹ và Trung Quốc, việc đưa ra chính sách, luật hoá chính sách, họ đã luật hoá là bắt buộc.

Theo họ, muốn thúc đẩy nhanh và đi nhanh thì phải bắt buộc, phải luật hoá chính sách.

Phấn đấu năm 2045 phần lớn xe bán ra là xe điện

TS Khuất Việt Hùng:

Diễn giả của VAMA đã đưa ra lộ trình rất rõ cho xe điện, năm 2025 bắt đầu thực hiện, tiếp đó là những mốc năm 2030, năm 2035 và năm 2045. PGS. TS Đàm Hoàng Phúc cũng đặt ra mốc năm 2045 và đề xuất một số quy định bắt buộc để thực hiện được lộ trình này.

Vậy chúng ta có nên và bao giờ có thể đưa ra được lộ trình chuyển đổi động cơ đốt trong sang động cơ điện với phương tiện cơ giới đường bộ như nhiều nước đang làm?

Với ngành công nghiệp sản xuất ô tô, chúng ta đã có những quy định, chính sách khá rõ, nhưng với phân ngành sản xuất ô tô, xe máy điện, chúng ta có cần thêm chính sách khác biệt và cụ thể hơn không?

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương)

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương):

​​Trong bài trình bày, tôi đã nói thực trạng hiện nay tại Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 3.000 USD nên việc sử dụng xe ô tô thông thường đã rất khó khăn, chưa nói đến ô tô điện giá thành cao hơn so với các xe sử dụng động cơ đốt trong cùng phân khúc.

Việc chuyển đổi lộ trình xe điện cần xem xét kỹ, phù hợp với quy hoạch, lộ trình phát triển nhiên liệu sạch cho ô tô điện, quy hoạch trạm điện cho phương tiện…

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc vừa nói phấn đấu năm 2045 phần lớn xe bán ra là xe điện, tôi nghĩ việc này rất khó. Tuy nhiên, đó là mục tiêu để chúng ta phấn đấu.

Hiện chúng ta chỉ có một chính sách sản xuất ô tô, xe máy, bao gồm cả xe điện. Do đó, để phát triển xe điện, Bộ Công thương đã có kiến nghị Bộ Tài chính, cần thu hút các dự án, các nhà đầu tư FDI bằng chính sách thuế, phí, môi trường.

Cùng đó, Việt Nam phải xây dựng công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho các dự án FDI có thể đầu tư sản xuất xe điện ở Việt Nam..

Cần chính sách gì để tạo cú hích, thay đổi hành vi của người tiêu dùng?

TS Khuất Việt Hùng:

Câu trả lời của ông Phạm Tuấn Anh có nhắc đến thu nhập và tôi cũng chia sẻ nhận định của đại diện Bộ Tài chính liên quan đến quá trình chúng ta phải quan tâm đến việc tạo ra cơ hội, đặc biệt trong giai đoạn đầu để người dân Việt Nam với thu nhập hiện tại có thể tiếp cận được. Chúng ta cũng cố gắng tạo điều kiện rất thuận lợi, cung cấp về chính sách để có thị trường.

Trước tiên tôi muốn mời đại diện của VAMA. Theo ông Đào Công Quyết, bên cạnh chính sách VAMA đề xuất, cần có chính sách nào cụ thể, mạnh mẽ hơn để tạo ra cú hích cho hành vi tiêu dùng của khách hàng. Đáng ra định mua chiếc xe chạy xăng, dầu thì họ sẽ sang mua xe chạy điện? Cùng đó là cần cú hích cụ thể nào đối với nhà sản xuất, thưa ông Quyết?

Ông Đào Công Quyết, Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam

Ông Đào Công Quyết, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA):

Rất cảm ơn câu hỏi của ông Khuất Việt Hùng và cảm ơn Báo Giao thông đã tổ chức buổi hội thảo rất ý nghĩa ngày hôm nay.

Cũng như bài trình bày của VAMA đã đưa ra những đề xuất về lộ trình của xe điện hoá, bắt đầu từ năm 2025. Chúng ta đã đề ra 3 phương án đến năm 2050. Trong đó, năm 2020 - 2021 là giai đoạn khởi đầu.

Giai đoạn hai từ 2030 - 2040. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh.

Và giai đoạn sau cùng 2040 - 2050 là giai đoạn ổn định.

Theo tôi, giai đoạn đầu là giai đoạn khuyến khích người sử dụng để tạo ra thị trường; đề xuất ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe HEV, BEV.

Cùng đó, chúng ta có thể hỗ trợ lệ phí trước bạ áp dụng cho từng loại xe để tạo ra thị trường cho dòng xe điện hoá; Hỗ trợ cho người sử dụng xe điện các loại phí về môi trường, phí đậu xe hay vị trí đậu xe ở những nơi công cộng.

Những điều ông vừa nói là rất rõ rồi, nhưng tôi muốn hỏi một câu hỏi của một người chuẩn bị mua xe điện. Người này hỏi, có nên miễn luôn toàn bộ lệ phí trước bạ hay không?

VAMA có đề xuất miễn luôn toàn bộ lệ phí trước bạ càng sớm càng tốt; Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất miễn luôn cả phí đậu xe.

Thế còn phí sử dụng đường bộ hiện nay thu theo đầu phương tiện thì thế nào?

Đây cũng là một trong những loại phí nên khuyến khích cho người sử dụng.

Cần có quy định về hạ tầng trạm sạc cho xe điện

TS Khuất Việt Hùng:

Xin hỏi đại diện Vinfast có đồng tình với đề xuất của đại diện VAMA hay không? Vinfast nhấn mạnh chính sách nào với nhà sản xuất? Chính sách nào cần làm ngay, làm sớm?

Bà Phan Thị Thuỳ Dương, Giám đốc Trung tâm phát triển trạm pin VinFast

Bà Phan Thị Thuỳ Dương, đại diện VinFast: Ở góc độ một người sản xuất hay một người tiêu dùng, đương nhiên tôi thấy càng nhiều chính sách miễn giảm thì càng tạo thêm động lực cho người tiêu dùng ra quyết định sử dụng xe. Lý do vì giá xe điện hiện còn khá cao.Vinfast ngoài việc đề xuất chính sách cũng có giải pháp của riêng mình để hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận xe điện với mức giá tốt hơn.

Điều đầu tiên cần phải làm ngay là các chính sách giảm thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ… Các nước trên thế giới, chính phủ còn cho tiền để người dân tự lắp đặt trạm sạc tại nhà. Người dân còn được cho tiền để chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.Vinfast cũng có quỹ môi trường xanh cấp cho người chuyển từ xe xăng sang xe điện một khoản 30 triệu đồng. Ngoài ra, Vinfast cũng đưa ra chính sách, viên pin sẽ được cho khách hàng thuê và trả dần. Rủi ro về pin, Vinfast đang nhận về phía mình. Điều này làm cho giá xe điện sẽ thấp hơn.

Một điều nữa tôi muốn nói, với xe điện, điều rất quan trọng là sự thuận tiện trong sử dụng xe điện là hạ tầng trạm sạc. Cần có quy định về hạ tầng trạm sạc trong các công trình công cộng, chung cư, bãi đỗ xe. Cũng như ngay lập tức cần có quy chuẩn, tiêu chuẩn về trạm sạc.

Mong muốn thì rất nhiều, nhưng tôi mong muốn ngay thời điểm này là giảm thuế phí và có hạ tầng trạm sạc.

Một trạm sạc có thể sử dụng chung cho mọi loại xe điện hay không

TS Khuất Việt Hùng:

Ý kiến của chị Dương giúp tôi chuyển rất nhanh sang một câu hỏi dành cho một số bộ ngành, các cơ quan chức năng. Bên cạnh những chính sách liên quan đến người tiêu dùng, tôi thấy trong bài trình bày của Bộ Tài chính rất rõ.

Nhưng ở đây, có một số câu hỏi như sau: Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể giúp sản xuất, tiêu thụ xe điện, ngay và luôn có liên quan đến trạm sạc đã có tiêu chuẩn quy chuẩn hay chưa? Quy hoạch cứng trạm sạc như thế nào trong hệ thống các chương trình liên quan đến hoạt động của phương tiện, liên quan đến quy hoạch năng lượng? ​​

Những câu hỏi này xin chuyển tới đại diện Cục Đăng kiểm VN. Tôi biết chúng ta đã có quy chuẩn kỹ thuật để xe điện chạy ở Việt Nam, nhưng những quy chuẩn kỹ thuật như trạm sạc chúng ta đã có sẵn sàng chưa, đến bao giờ chúng ta có thể nói đã sẵn sàng?

Ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN:

Về quy chuẩn cho trạm sạc cho xe điện, tôi thấy trên thế giới đang có rất nhiều tiêu chuẩn và chưa có sự thống nhất về chuẩn chung. Cục Đăng kiểm VN và Bộ GTVT đang rốt ráo nghiên cứu, phối hợp với cơ quan liên quan để đề xuất, xây dựng quy chuẩn về trạm sạc cho lĩnh vực xe điện này.

TS Khuất Việt Hùng:

Xin hỏi tiếp ông An câu hỏi, trạm sạc của Vinfast chưa sẵn sàng phục vụ cho xe điện của những nhà sản xuất khác. Vậy đến bao giờ chúng ta có thể công bố một tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho trạm sạc xe điện? Chúng ta có hướng đến một trạm sạc có thể sử dụng chung cho mọi loại xe điện hay không?

Ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN:

Về hướng nghiên cứu của Cục đăng kiểm VN, cũng như mong muốn chung của người tiêu dùng, là trạm sạc phải đạt tiêu chuẩn quy chuẩn chung, sử dụng được cho tất cả các nhà sản xuất khác nhau. Hiện các nhà sản xuất, các quốc gia trên thế giới cũng đang sử dụng những trạm sạc khác nhau.

Tôi tin rằng, thời điểm này, chúng ta cần giải quyết theo hướng tạm chấp nhận các nhà sản xuất có công nghệ khác nhau, có thể sử dụng chung một trạm sạc. Điều này để đáp ứng sự phong phú của thị trường xe điện. Chúng ta có thể bố trí những đầu sạc khác nhau tại trạm sạc.

EVN đã chuẩn bị và có thể đáp ứng thế nào cho các trạm sạc?

TS Khuất Việt Hùng:

Một điểm mà rất nhiều chuyên gia tại hội thảo đặt ra là vấn đề năng lượng. Khi xe điện ngày càng phổ biến thì nguồn điện cung cấp cho các trạm sạc pin sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy kế hoạch phát triển nguồn điện để cung cấp cho các trạm sạc pin thế nào? EVN đã chuẩn bị và có thể đáp ứng ra sao?

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN: Trước hết, Tập đoàn Điện lực VN rất cảm ơn Báo Giao thông cho chúng tôi có cơ hội tham dự hội thảo rất đặc biệt này.

Liên quan đến hệ thống điện của Việt Nam, theo phương án của Vinfast đưa ra, trong giai đoạn đầu có khoảng 40 nghìn đầu sạc, công suất mỗi trạm đầu sạc tuỳ theo quy mô và khả năng sẽ vào khoảng 11kW đến 250kW một đầu sạc. Như vậy, với 40 nghìn đầu sạc, ngay lập tức phải có nguồn điện đáp ứng tại chỗ 440Mw. Nếu đầu sạc lớn hơn thì sẽ cần khoảng 1.000 MW.

440MW thì tương đương với 2 tổ máy của Thuỷ điện Hoà Bình. Nếu 1.000MW thì tương đương nhà máy thuỷ điện Lai Châu.

Về giá điện, theo cơ cấu biểu giá hiện hành, giá điện cho giao thông đang áp giá sản xuất. Nhưng nếu đây là hình thức kinh doanh thì phải tính toán lại xem khối khách hàng này tính giá điện như thế nào. Chúng tôi đang báo cáo Bộ Công thương để sớm có quyết định cuối cùng.Chúng ta cũng nói rất nhiều về quy hoạch, nếu có quy hoạch sớm về trạm sạc điện thì rõ ràng phải biết 440MW hay 1.000MW cần sớm quy hoạch rõ xem nằm ở đâu.

Tôi hiểu là khách hàng đi xe đạp điện, xe máy điện sẽ đi trước ô tô điện. Như vậy, nhu cầu ở hộ gia đình, chung cư, khu đô thị sẽ cần sớm hơn.

Tôi cũng mong các Bộ Công thương, GTVT, KHCN sớm ngồi lại với nhau để xây dựng tiêu chuẩn cho các trạm sạc điện.

Cùng đó, phải hoàn thiện tiêu chuẩn quy chuẩn trạm sạc. Vì các trạm này sẽ ảnh hưởng đến trạm biến áp của EVN. Việc có trạm sạc này sẽ lập tức ảnh hưởng đến trạm biến áp trung áp cấp điện cho quy mô chung cư, khu đô thị, bãi đỗ xe…

Cơ quan nghiên cứu, tham mưu về quy hoạch trạm sạc cho xe điện?

TS Khuất Việt Hùng:

Xin cảm ơn ông Võ Quang Lâm về phần trả lời vừa rồi. Dù chúng ta đã có quy hoạch điện 8, đã tính toán đến tổng nguồn quốc gia, đúng là chúng ta có tổng nguồn đủ, nhưng phân bổ như thế nào, vào thời gian nào, thời điểm nào,... lại phụ thuộc vào thời gian và phụ tải nữa thì cần phải bàn sâu hơn.

Tôi là người làm quy hoạch giao thông, nhưng khá bất ngờ khi trước đây, quy hoạch trạm xăng lại thuộc ngành Công thương. Vì vậy, câu hỏi quy hoạch trạm sạc chắc phải đặt vấn đề với đại diện Bộ Công thương.

Xin hỏi ông Phạm Tuấn Anh: Có phải Bộ Công thương là cơ quan nghiên cứu, tham mưu về quy hoạch trạm sạc cho xe điện? Chúng ta có cần hay không một hệ thống trạm sạc? Câu hỏi này sẽ được giải đáp như thế nào từ phía quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô?

Ông Phạm Tuấn Anh:

Vấn đề quy hoạch trạm sạc cho xe điện liên quan đến rất nhiều bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương cung cấp nguồn và Bộ GTVT quy hoạch vị trí hạ tầng và các địa phương đặt trạm sạc.

Theo tôi, quy hoạch này không thuộc trách nhiệm riêng của bộ ngành nào, các bộ ngành và các địa phương có thể ngồi lại với nhau để thống nhất quy hoạch này.

Cần chính sách gì để trạm sạc có thể vận hành ngay?

TS Khuất Việt Hùng:

Với những khách hàng muốn mua xe điện của Vinfast hoặc nhập xe điện Tesla, chúng ta sẽ có chính sách ưu đãi cụ thể nào đối với nhà sản xuất, nhà đầu tư để các trạm sạc có thể vận hành ngay khi có xe đi? Xin được gửi câu hỏi này tới ông Trương Bá Tuấn, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính).

Ông Trương Bá Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính)

Ông Trương Bá Tuấn, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính):

Về câu hỏi ông Khuất Việt Hùng đưa ra, tôi cũng có 2 vấn đề cần chia sẻ như sau:

Chúng ta biết rằng, phát triển xe điện là một chủ trương được Đảng và Nhà nước nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Để thúc đẩy phát triển sử dụng xe điện bên cạnh việc sản phẩm xe điện có giá thành hợp lý thì việc tiện lợi trong sử dụng mà tôi muốn nói ở đây là vai trò của trạm sạc cũng rất cần thiết. Nếu chúng ta có được hệ thống trạm sạc đồng bộ sẽ thúc đẩy việc sử dụng xe điện trong nước.

Tức là chúng ta cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển trạm sạc bên cạnh chính sách thúc đẩy sản xuất xe điện mà một số diễn giả sáng nay đã trình bày.

Quay lại câu chuyện ưu đãi cho trạm sạc, tôi cũng xin chia sẻ thêm, khi nói đến chính sách ưu đãi đầu tư nói chung, chúng ta phải dựa vào nguyên tắc trong Luật Đầu tư được xây dựng và thiết kế dựa trên 2 nguyên tắc: danh mục ngành nghề cần khuyến khích đầu tư và địa bàn cần khuyến khích đầu tư.

Ví dụ quy định luật thuế xuất, thuế nhập khẩu, doanh nghiệp mà đầu tư vào dự án nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá là sản phẩm cố định.

Như vậy có nghĩa là để có được chính sách ưu đãi phù hợp cho việc xây dựng phát triển trạm sạc điện, đòi hỏi phải rà soát lại văn bản quy phạm pháp luật có liên quan làm căn cứ để xây dựng những chính sách phù hợp.

Chúng ta biết rằng, xe điện và trạm sạc điện đều là những vấn đề mới, tất nhiên xây dựng trạm sạc cũng có một số chính sách ưu đãi cụ thể nhưng chỉ là chính sách nằm trong khuôn khổ phát triển chung về quy hoạch đầu tư.

TS Khuất Việt Hùng:

Xin hỏi thêm một câu có tính chất chuyên gia, rất mong anh Tuấn có thể chia sẻ trên vai trò là một chuyên gia về chính sách thuế.

Tôi lấy ví dụ, một nhà đầu tư trạm sạc muốn giảm chi phí sử dụng đất, thuế đất để xây dựng trạm sạc hoặc tôi là nhà đầu tư bãi đậu xe, sẵn sàng đầu tư đất để xây dựng bãi đậu xe, tôi rất mong muốn được miễn phần đất thuế đất hay chi phí sử dụng đất ở phần đất mà tôi bố trí trạm sạc đấy, thì có cần gợi ý hay để xuất theo hướng đó không?

Ông Trương Bá Tuấn:

Như tôi đã nói, để phát triển ngành công nghiệp ô tô điện thì phát triển xây dựng trạm sạc rất ý nghĩa. Do đó, rất cần có được những chính sách hỗ trợ cho việc phát triển trạm sạc.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện nay, ưu đãi đầu tư nói chung bao gồm cả thuế và các ưu đãi khác đều gắn với danh mục quy định trong Luật Đầu tư cũng như trong Nghị định 31 của Chính phủ. Đó là căn cứ để các bộ, ngành liên quan xác định hay xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp.

Cá nhân tôi cho rằng, để thúc đẩy xe điện cũng cần có chính sách ưu đãi phù hợp cho việc xây dựng và phát triển trạm sạc.

Chuẩn bị thế nào để người đi xe điện yên tâm, không sợ hết điện giữa đường?

TS Khuất Việt Hùng:

Đúng là vấn đề các trạm sạc là trách nhiệm của nhiều bộ, ngành, như đường đi đến đâu, kết nối với chỗ nào là của Bộ GTVT. Khu đô thị ở đâu, bao nhiêu là việc của ngành Xây dựng và chính quyền địa phương. Thậm chí, có cả vai trò của các nhà phát triển bất động sản như Vinhomes chẳng hạn.

Nhưng thực tế là ngay tháng 9/2021, chậm nhất đầu tháng 10/2021, tôi biết sẽ có khoảng hơn chục ngàn xe điện VinFast sẽ lăn bánh. Vinfast chắc chắn đã có sự chuẩn bị, nhưng nếu chúng ta không có sự chuẩn bị, dù chỉ là sơ lược, khái niệm thì là chúng ta đi quá chậm so với thực tế của thị trường.

Bộ GTVT đã có mạng lưới đường giao thông, chí ít chúng ta đã có các khu đô thị, vậy Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực, các bộ khác đã sẵn sàng phối hợp đưa ra quy hoạch sơ bộ cho trạm sạc để người tiêu dùng yên tâm, không sợ đi giữa đường hết điện? Câu hỏi này rất cần các bộ, ngành, cơ quan chức năng sớm có câu trả lời.

Quay trở lại một câu hỏi với chị Dương. Tôi nhận được câu hỏi của một chuyên gia về việc tại sao Vinfast không cho phép phương tiện khác sử dụng trạm sạc của mình? Như tại Singapore thì trạm sạc chỉ có 2 đầu sạc điện, một đầu sạc nhanh, một đầu sạc chậm?

Bà Phan Thị Thuỳ Dương, đại diện VinFast: Tôi không rõ thông tin này từ đâu. Thực tế, trạm sạc của Vinfast hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Châu Âu, về lý thuyết có thể sạc cho các phương tiện tương thích.

Giai đoạn đầu, chúng tôi mới thử nghiệm độ an toàn cho xe Vinfast nên mới chỉ tạm thời cung cấp cho xe Vinfast.

Về tương lai, khi các dòng xe khác cùng hoà vào thị trường, tôi hy vọng có nhiều đơn vị đầu tư trạm sạc và có thể dùng chung.

Vì sao Honda VN chưa bán xe máy điện ra thị trường?

TS Khuất Việt Hùng:

Một câu hỏi xin gửi đến các hãng xe. Các hãng có kế hoạch, lộ trình như thế nào để sản phẩm xe điện có nhiều hơn trên thị trường?

Đại diện VAMM:

Chúng tôi rất vui tham gia hội thảo này. Trong năm 2022, chúng tôi sẽ sản xuất dòng xe điện nhãn hiệu Yamaha mới.

TS Khuất Việt Hùng:

Xin hỏi đại diện Honda VN (HVN). Là nhà sản xuất ô tô xe máy chiếm lĩnh thị trường lớn nhất Việt Nam nhưng HVM đang khá thận trọng trong việc giới thiệu sản phẩm xe máy điện của mình trên thị trường. Tôi biết, HVN đang thử nghiệm một mẫu xe máy điện phát triển trên nền tảng PCX. Đại diện HVN có thể chia sẻ thông tin gì kết quả thử nghiệm ban đầu và kế hoạch của HVN đưa mẫu xe điện ra thị trường?

Đại diện Honda Việt Nam (HVN):

Đúng là HVN đang thử nghiệm xe máy PCX điện, nhưng chưa bán ra thị trường do một số lý do sau:

Đầu tiên là liên quan đến bằng lái, hiện chưa có quy định rõ ràng về GPLX cho xe máy điện. Khi giao xe cho những người chưa được đào tạo kỹ năng lái xe an toàn mà đi xe điện công suất lớn thì rất nguy hiểm.

Thứ hai là, xe điện có đặc thù về trạm sạc, thời gian sạc, trong khi đó hiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được.

Về mặt sản xuất, xe Honda được sản xuất và phân phối theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Mô tô điện của Việt Nam nhỏ, mà các nhà sản xuất pin, mô tô điện... của Việt Nam lại chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của thế giới, dẫn tới giá thành cao, người tiêu dùng khó tiếp cận.

Cuối cùng, về thu hồi, thải bỏ, hiện cũng chưa được hỗ trợ tối đa, nên HVN chưa thương mại hoá xe này ngoài thị trường.

Rõ ràng tôi cảm nhận các doanh nghiệp đến đây với một hành trang khá đầy đủ.

Tuy nhiên, từ phía Nhà nước, cho đến nay ngoại trừ những chính sách về thuế đã sẵn sàng cho những nhóm phương tiện sạch, thân thiện môi trường đã có như thuế trước bạ. Hay những quy chuẩn kỹ thuật có liên quan để những phương tiện chạy điện, cả ô tô cả xe máy có thể chạy được trên đường, đặc biệt các liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Bộ GTVT đã khá rõ ràng.

Cùng đó là những chế tài liên quan đến việc xử lý pin thải bỏ như nào cũng đã có.

Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu vắng rất nhiều những quy định pháp luật, những chính sách cụ thể hơn. Có lẽ sẽ cần rất nhiều những cuộc hội thảo, tọa đàm tiếp theo để xác định những bước đi cụ thể. Chúng tôi rất mong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhau nhiều hơn.

Với vai trò của mình, Ủy ban ATGT Quốc gia sẵn sàng phối hợp, kết nối các Bộ, ngành và với cả thị trường để làm sao chúng ta có được điều kiện an toàn nhất, thuận lợi nhất để các phương tiện giao thông cơ giới chạy điện có thể tham gia giao thông an toàn, thuận tiện trên đường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.