• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Vì sao động cơ Boxer không còn được ưa chuộng?

08/12/2024, 08:00

Mặc dù mang nhiều ưu điểm nhưng với kích thước cồng kềnh, giá thành càng cao đã khiến cho động cơ Boxer không được nhiều hãng xe ưa chuộng.

Động cơ Boxer là gì?

Động cơ Boxer hay còn thường được gọi là động cơ đốt trong dạng phẳng là một loại động cơ ô tô có piston và xi-lanh được bố trí nằm ngang và đối xứng với nhau.

Các piston này được đặt trên cùng một mặt phẳng do đó khi chúng di chuyển sẽ thấy tương tự như các tay đấm boxing, chính vì thế mà loại động cơ này được gọi là Boxer.

Động cơ Boxer được phát minh vào năm 1896 bởi Karl Benz – người đã sáng lập ra tập đoàn Daimler và thương hiệu ô tô hạng sang Mercedes-Benz.

Vì sao động cơ Boxer không còn được ưa chuộng?- Ảnh 1.

Động cơ Boxer là một loại động cơ có piston và xi-lanh được bố trí nằm ngang và đối xứng với nhau. Ảnh minh họa.

Loại động cơ này được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực như hàng không, sản xuất mô tô và đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Tuy nhiên tới nay chỉ có 2 hãng ô tô trang bị động cơ này cho các mẫu xe thương mại của mình là hãng xe thể thao Đức – Porsche và hãng xe phổ thông Nhật Bản – Subaru.

Trong đó, Subaru là hãng xe duy nhất hiện nay trên thế giới sử dụng động cơ Boxer trên tất cả các sản phẩm của mình kể từ năm 1966 và cũng được biết đến là hãng xe sản xuất ra nhiều động cơ Boxer nhất.

Vì sao động cơ diesel khó khởi động vào mùa đông?Vì sao động cơ diesel khó khởi động vào mùa đông?

Bugi sấy gặp hư hỏng, nhiên liệu bị đông đặc là những nguyên nhân chính dẫn tới việc động cơ diesel khó khởi động vào mùa đông.

Vì sao động cơ Boxer không còn được ưa chuộng?

Động cơ Boxer đem tới nhiều ưu điểm như hoạt động ổn định, giúp giảm trọng tâm xe, tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên loại động cơ này không được nhiều hãng xe lựa chọn vì những nhược điểm khó khắc phục.

Nhược điểm lớn nhất của động cơ Boxer là chi phí sản xuất cao. Do kết cấu tổng thể của động cơ này phức tạp hơn, các chi tiết máy cần phải đảm bảo nhỏ gọn để tiết kiệm được tối đa chiều ngang của động cơ.

Ngoài ra, với kiểu sắp xếp xi-lanh theo kiểu nằm ngang nên động cơ Boxer sẽ rộng về chiều ngang và thấp về chiều cao, hiểu đơn giản là nó mang hình khối chữ nhật dẹp.

Với kết cấu khác biệt như vậy, đòi hỏi quá trình chế tạo khung xe cũng phải khác biệt và phức tạp hơn để có thể bố trí động cơ được nằm gọn gàng trong khoang máy. Điều này khiến chi phí sản xuất những chiếc ô tô trang bị động cơ Boxer cao hơn.

Vì sao động cơ Boxer không còn được ưa chuộng?- Ảnh 3.

Do những nhược điểm khó khắc phục nên ngày nay đa số các hãng xe không còn sử dụng động cơ Boxer. Ảnh minh hoạ.

Vấn đề tăng dung tích và công suất trên động cơ Boxer cũng gặp nhiều trở ngại. Khi ở những loại động cơ khác, các kỹ sư có thể tăng đường kính của nòng xi-lanh hoặc kéo dài hành trình piston để tăng dung tích và công suất của động cơ.

Nhưng ở động cơ boxer, chỉ có thể tăng đường kính nòng xi-lanh, vì nếu kéo dài xi-lanh, động cơ boxer vốn đã dài theo chiều ngang sẽ không còn đủ không gian trong khoang máy nữa.

Tuy nhiên, việc tăng đường kính nòng xi-lanh lên quá mức khiến nó lớn hơn hành trình của piston, thì hiệu quả đốt cháy lại giảm đi. Để tối ưu công suất, nhà sản xuất phải kết hợp với hệ thống tăng áp.

Với những lý do trên đã khiến các hãng ô tô dần thay thế động cơ Boxer bằng những động cơ dạng chữ I với chi phí sản xuất thấp hơn, cấu tạo đơn giản và dễ dàng trang bị lên nhiều mẫu xe khác nhau.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.