• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Vì sao ô tô thường gãy trục bánh xe khi gặp tai nạn?

29/09/2023, 08:00

Ô tô khi bị tai nạn thường hay gãy trục bánh xe. Tuy nhiên, nguyên nhân gãy rụng bánh xe này không tới từ chất lượng sản xuất như nhiều người nghĩ.

Lý do khiến trục bánh xe bị gãy

Trục bánh xe bị gãy là do va chạm bánh xe vào những vật cản cứng như vỉa hè, gờ bê tông hay những vụ tai nạn trực diện với những góc va xiên. Trường hợp này đặc biệt thường xuyên xảy ra với bánh xe chủ động và bánh xe dẫn hướng.

Anh Văn Tuyên, chuyên viên kỹ thuật ô tô Toyota Hà Đông cho biết, đối với các dòng xe du lịch ngày nay đa phần được trang bị kết cấu treo độc lập, với kết cấu liên kết giữa bánh xe gồm trục bánh xe, giảm chấn, các thanh giằng chịu lực và thanh dẫn hướng.

Kết cấu này là một kết cấu bền vững, đủ chịu tải trọng trên mọi cung đường, nhưng cũng không phải là không gặp sự cố. 

Lý giải vì sao trục bánh xe bị gãy khi va chạm mạnh, anh Tuyên cho biết, khi chủ xe đánh lái, bánh xe dẫn hướng sẽ mở góc lái. Lúc này, nếu có lực tác động đủ mạnh thì việc gãy trục rất  dễ xảy ra. Vì bánh xe được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng và các lực ngang. Với lực xiên thì mức chịu tải sẽ thấp hơn. 

Cùng với kết cấu của hệ thống dễ tạo thành cơ cấu đòn bẩy, bật ngược bánh xe ra sau dẫn đến bánh xe bị văng ra hoặc trục bánh gãy rời.

Vì sao ô tô bị gãy trục bánh xe khi va chạm? - Ảnh 1.

Trục bánh xe gãy là dấu hiệu của những va chạm mạnh, không liên quan đến vấn đề chất lượng xe.

Gãy trục bánh xe còn tới từ tác nhân người lái, đa phần các trường hợp gãy trục bánh là do người lái bị hoảng trước khi va chạm mà đánh lái gấp thay vì đạp phanh.

Việc va chạm vào các vật cứng như khối bê tông hay hàng rào sắt với lực quá mạnh sẽ khiến vật thể lọt xuống gầm và va chạm mạnh với trục bánh xe, gây gãy trục lái.

Ngoài ra, đây cũng có thể được coi là một cơ cấu an toàn bảo vệ người lái, khi va chạm trục bánh xe gãy sẽ giảm xung lực tác động vào khoang lái. Giúp bảo vệ người lái không bị các chấn thương khi gặp phải xung lực lớn.

Việc gãy trục bánh xe khi va chạm cũng có thể tới từ yếu tố bảo dưỡng xe. Ví dụ như khi làm mâm vỏ, sau khi tháo ra, thợ siết ốc vào không đủ lực hoặc quá lực khiến ốc bị hư hỏng. Ốc, moay-ơ và mâm xe không được ép sát sẽ luôn có xu hướng lắc ngang, đến một lúc nào đó sẽ tạo dao động cộng hưởng và bẻ gãy liên kết.

Hoặc với những xe độ bộ "space" để đưa bánh ra ngoài nhiều hơn, cũng khiến cho trục lái chịu tác động lực lớn hơn nhiều, đây cũng là một yếu tố có thể dẫn đến xe dễ gãy trục bánh hơn.

Làm sao để giảm nguy cơ gãy trục bánh xe khi va chạm?

Để giảm nguy cơ gãy trục bánh xe khi va chạm người lái cần bình tĩnh xử lý tình huống. Trong mọi trường hợp việc giảm tốc độ xe luôn là quan trọng nhất. Khi tốc độ được giảm, tài xế sẽ dễ dàng xử lý tình huống và giảm thiểu rủi ro hư hỏng của xe.

Ngày nay với các hệ thống hỗ trợ phanh an toàn như EBD, ABS, VSC hoàn toàn có thể hỗ trợ người lái vừa giảm tốc vừa đánh lái dễ dàng, giúp giảm quãng đường phanh và tránh các chướng ngại vật.

Vì sao ô tô bị gãy trục bánh xe khi va chạm? - Ảnh 2.

Việc kiểm soát tốc độ và phanh khi xảy ra va chạm sẽ giảm thiểu rủi ro hư hỏng.

Việc đạp phanh tối đa sẽ giảm lực va chạm, trong khi đánh lái một cách chủ động sẽ giảm thương vong và thiệt hại cho người và phương tiện.

Việc làm chủ tốc độ cũng như giữ khoảng cách an toàn là những điều kiện cần thiết để tránh gặp phải các va chạm ngoài ý muốn, dẫn tới hư hỏng các chi tiết của xe, trong đó có phần càng trước, bánh xe hay hệ thống treo.

Ngoài ra, người lái nên giữ khoảng cách và tốc độ an toàn khi di chuyển, tập trung lái xe trên đường, không sử dụng thiết bị di động. 

Không sử dụng bia, rượu khi lái xe cũng giúp người lái tỉnh táo hơn khi xử lý tình huống bất ngờ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.