• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Vì sao phải có đường thử ô tô trước khi xuất xưởng?

10/11/2017, 07:35

Mỗi loại đường thử xe có mục đích đánh giá chất lượng của xe theo các tiêu chí khác nhau.

duong-thu-o-to

Nghị định 116 về điều kiện kinh doanh, sản xuất ô tô có quy định nhà sản xuất, lắp ráp phải có đường thử - Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nghị định quy định, các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam phải có đường chạy thử xe. Quy định về thiết kế đường thử trong Nghị định 116 cũng rất nghiêm ngặt. Xe sản xuất, lắp ráp phải được chạy trên đường thử để đánh giá chất lượng xe trước khi xuất xưởng, đến tay người tiêu dùng.

Theo đó, đường thử xe tại Việt Nam phải có chiều dài tối thiểu 800 mét, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe sản xuất, lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại đường: Đường bằng phẳng (là loại đường có mặt đường vuông góc với mặt phẳng trung tuyến của xe và thẳng hướng theo hướng di chuyển của xe), đường sỏi đá (là loại đường có mặt đường phủ sỏi đá), đường gồ ghề và đường gợn sóng (là loại đường có nhiều chỗ nhô lên không đồng đều trên bề mặt), đường dốc lên xuống (là loại đường có độ dốc tối thiểu 20% theo cả 2 chiều dốc lên và dốc xuống), đường trơn ướt (là loại đường được thiết kế với hệ số ma sát nhỏ hơn so với hệ số ma sát đường bằng phẳng), đường cua (là loại đường có hình dạng một phần của cung tròn).

Mỗi loại đường thử sẽ có mục đích đánh giá chất lượng của xe theo các tiêu chí khác nhau. Đường bằng phẳng được sử dụng để kiểm tra tính năng tăng tốc, chuyển các cấp số, hệ thống phanh chính, hệ thống lái). Đường sỏi đá kiểm tra tiếng ồn, tiếng động lạ, cách âm, tiêu âm. Đường gồ ghề sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra độ bền hệ thống treo, rung động thân xe và giảm sóc. Để kiểm tra độ bền thân xe, khung xương, ô tô sẽ phải đi qua đường gợn sóng.

Bên cạnh đó, để kiểm tra khả năng vượt dốc của xe cũng như phanh đỗ, đường dốc sẽ làm nhiệm vụ này. Đường trơn ướt sẽ kiểm tra mức độ ổn định lái của xe khi phanh.

Cuối cùng, đường cua sẽ kiểm tra hệ thống lái và khả năng quay vòng của xe. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra trên đường thử, kết quả sẽ được lưu trên hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

Được biết đến nay các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đều đã có đường thử xe nhưng để đáp ứng  toàn bộ các tiêu chí được quy định trong Nghị đinh 116 thì chưa có doanh nghiệp nào đạt được. Chính vì vậy trong thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải cấp tốc cải tạo, nâng cấp, thậm chí xây mới để có thể đáp ứng theo đúng các điều kiện đã được ban hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.