• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Vì sao thử nghiệm va chạm ô tô không kiểm tra ở tốc độ quá cao?

18/03/2024, 08:00

IIHS giải thích, việc thử nghiệm va chạm ở tốc độ 80 dặm/giờ có thể tác động tiêu cực đến sự an toàn của xe.

Thử nghiệm va chạm đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện độ an toàn của phương tiện. Tuy nhiên, xem xét kỹ chương trình thử nghiệm của Viện Bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS) cho thấy, tốc độ thử nghiệm va chạm tối đa chỉ 40 dặm/giờ (khoảng 64km/h). 

Một số người thắc mắc tại sao tốc độ hợp pháp tối đa tại Mỹ lên tới 85 dặm/giờ (136,7km/h) nhưng mức thử nghiệm lại thấp hơn nhiều?

Vì sao thử nghiệm va chạm ô tô không kiểm tra ở tốc độ quá cao?- Ảnh 1.

Tốc độ thử nghiệm va chạm tối đa của IIHS là 40 dặm/giờ.

Mới đây, IIHS đã hé lộ nguyên nhân. Đầu tiên, IIHS có vẻ như không quan tâm đến tốc độ. Bởi với mức 40 dặm/giờ, các thử nghiệm của IIHS đã nhanh hơn của cơ quan quản lý ô tô Mỹ là NHTSA (chỉ 35 dặm/giờ).

Trên thực tế, tốc độ tác động đáng kể đến mức độ nghiêm trọng của sự cố nhưng trong bối cảnh thử nghiệm, tốc độ cao không phải lúc nào cũng tốt hơn.

Raul Arbelaez, phó chủ tịch trung tâm nghiên cứu xe của IIHS cho biết, họ không chỉ cố gắng làm cho các phương tiện an toàn trong những vụ va chạm tồi tệ nhất mà còn cố gắng làm cho chúng an toàn hơn trong những vụ tai nạn thông thường.

Arbelaez chia sẻ: "Tốc độ thử nghiệm của chúng tôi nắm bắt được sự phân bố của các vụ va chạm trong thế giới thực, nơi chúng tôi biết có những thương tích nghiêm trọng. Chúng tôi biết rằng có những vụ va chạm nghiêm trọng hơn, nhưng chúng tôi đang nắm bắt được phần lớn trên tổng số vụ va chạm".

Việc chọn tốc độ thử nghiệm va chạm phù hợp rất quan trọng vì thậm chí điều này có thể tác động đáng kể đến cả việc thiết kế phương tiện. Ngược lại, việc thử nghiệm các phương tiện ở tốc độ 85 dặm/giờ có thể có tác động tiêu cực đến sự an toàn xe.

Arbalaez cho biết, nếu thử nghiệm ở tốc độ quá cao có thể sẽ dẫn đến tình trạng giảm an toàn trong các vụ va chạm có mức độ ít nghiêm trọng. Chiếc xe sẽ cần cứng hơn để hoạt động tốt trong vụ va chạm có mức độ nghiêm trọng cao hơn.

Ngay cả việc tăng tốc độ lên chỉ 10 dặm/giờ cũng có thể tác động đáng kể đến thiết kế phương tiện. Dù tốc độ 50 dặm/giờ chỉ nhanh hơn 25% so với 40 dặm/giờ hiện nay nhưng lực va chạm thực sự tăng tới 56% ở tốc độ đó.

Arbalaez nói rằng, việc thiết kế các phương tiện để phù hợp với sự gia tăng tương đối nhỏ về tốc độ thử nghiệm sẽ "thay đổi đáng kể" chúng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.