• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Vì sao xe mới nhưng số công-tơ-mét không còn "zin"?

Khi mua xe mới nhiều người bất ngờ vì số kilomet trên đồng hồ ODO đã nhảy vài chục cây số khiến nhiều người lo lắng về độ "zin" của xe.

Vì sao số công-tơ-mét của xe không còn "zin"?

Hầu như người tiêu dùng khó có thể tìm được một chiếc xe mới có chỉ số công-tơ-mét là 0km bởi điều này không đến từ lỗi của nhà sản xuất hay sự gian dối của các đại lý mà do quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu kho.

Thực tế trong quá trình sản xuất, sau khi lắp ráp thành công một chiếc xe sẽ không được chuyển thẳng về đại lý mà phải trải qua nhiều khâu kiểm tra khác nhau. Tùy theo điều kiện và yêu cầu của các hãng mà chiếc xe đó có phải chạy thử hay không, nhưng đa số đều được kiểm tra trong sân chạy thử của nhà máy với quãng đường từ 5-10km tùy hãng.

Vì sao xe mới nhưng lại có số công-tơ-mét đã đi lớn hơn 0km? - Ảnh 1.

Để tới tay người dùng chiếc xe trải qua nhiều công đoạn thử nghiệm, chạy thử và lưu kho nên việc phát sinh chỉ số công-tơ-mét là khó tránh khỏi.

Quá trình này nhằm kiểm tra, đảm bảo toàn bộ hệ thống của chiếc xe vận hành một cách hoàn hảo trước khi được giao tới tay khách hàng. Sau đó, chiếc xe sẽ chuyển sang quá trình lưu kho và chuẩn bị đưa về đại lý.

Đối với những xe lắp ráp trong nước sẽ được vận chuyển trực tiếp bằng xe chuyên dụng về đại lý, còn đối với những chiếc xe nhập khẩu sẽ thông qua vận chuyển bằng tàu hoặc máy bay. Để đến được đại lý, chiếc xe sẽ trải qua quá trình từ 1-2 tháng lưu kho và vận chuyển.

Trong quá trình này việc cho chiếc xe di chuyển lên xuống xe chuyên dụng là điều bắt buộc, từ đó cũng sẽ phát sinh thêm chỉ số công-tơ-mét.

Khi tới đại lý, chiếc xe có thể được trưng bày hoặc lưu kho. Quá trình này cũng khó tránh khỏi việc di chuyển làm tăng chỉ số công-tơ-mét. 

Sau cùng, một chiếc xe khi giao tới tay khách hàng thường có số kilomet đi được từ vài cho đến hàng chục kilomet, tùy vào cách làm của mỗi hãng.

Có cần lo lắng khi xe mới có chỉ số công-tơ-mét lớn?

Nhiều khách hàng thường tỏ ra lo lắng và cảm thấy không yên tâm khi nhận bàn giao chiếc xe mới chưa qua sử dụng nhưng chỉ số công-tơ-mét đã di chuyển hàng chục kilomet.

Thực tế, những chiếc xe đều được kiểm tra rất kỹ càng trước khi bàn giao tới tay khách hàng, cũng như chúng được thiết kế để có thể di chuyển được quãng đường lên tới hàng triệu kilomet. Chính vì vậy, khi nhận xe khách hàng không cần quá quan tâm vấn đề này.

Thông thường trong quá trình chạy thử, hay vận chuyển thì số kilomet sẽ dao động từ 10-50km. Nếu khi nhận xe mà chỉ số công-tơ-mét quá lớn thì người dùng mới cần quan tâm và kiểm tra lại, hoặc có thể yêu cầu đại lý đổi xe.

Vì sao xe mới nhưng lại có số công-tơ-mét đã đi lớn hơn 0km? - Ảnh 2.

Nếu chỉ số công-tơ-mét quá lớn thì khách hàng có thể yêu cầu đổi xe.

Trong trường hợp chiếc xe mới có chỉ số công-tơ-mét quá cao, người dùng cần kiểm tra lại phần hốc bánh xe và bàn đạp phanh, ga. Nếu tại những vị trí này xuất hiện bùn đất chứng tỏ chiếc xe đã trải qua quá trình di chuyển dẫn đến bùn đất bám lại.

Cũng có thể chiếc này đã tồn kho lâu ngày hoặc đã trải qua quá trình chạy thử ngoài đường thực tế.

Khi nhận bàn giao xe mới, chủ xe cũng cần kiểm tra kỹ các chi tiết nội, ngoại thất vì dù là xe chưa qua sử dụng nhưng trong quá trình lưu kho, vận chuyển khó tránh khỏi việc trầy xước hay hao mòn nước sơn. 

Đặc biệt, với những xe nhập khẩu thường phải chịu quá trình lưu kho lâu hơn, dẫn đến lớp sơn ngoài dễ bị ố màu do các yếu tố thời tiết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.