• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Xe cứu thương chiến địa giành giải thưởng thiết kế vì mục đích nhân đạo

23/11/2023, 14:31

Một kỹ sư trẻ người Ba Lan giành giải thưởng cho mẫu xe kéo cứu thương nhằm sơ tán y tế ở những vùng bị chiến tranh hoặc thiên tai tàn phá.

Xe cứu sinh chiến địa giành giải thưởng "Thiết kế vì mục đích nhân đạo" - Ảnh 1.

Xe cứu thương ở địa hình khắc nghiệt của kỹ sư Ba Lan Piotr Tsuszcz.

Kỹ sư người Ba Lan Piotr Tsuszcz đã sáng chế ra một chiếc xe cứu thương địa hình khéo léo và hiệu quả để sơ tán y tế trên địa hình gồ ghề, nơi xe ô tô và xe cứu thương, thậm chí xe máy cũng khó tiếp cận.

Điểm đặc biệt là phương tiện thô sơ nhưng được thiết kế để đặt cáng một cách chắc chắn, giúp đưa người bị thương nằm cáng ra khỏi khu vực địa hình khó bằng cách kéo xe bởi sức người cho đến nơi có thể kéo bằng phương tiện khác.

Chiếc xe cáng, được đặt tên là Life Chariot - có thể kéo đi xa hơn bằng xe mô tô hoặc ô tô nhờ móc kéo.

Xe cứu sinh chiến địa giành giải thưởng "Thiết kế vì mục đích nhân đạo" - Ảnh 2.

Bản vẽ mô phỏng tính năng và sử dụng xe khi kéo bằng xe ô tô.

Sáng tạo của anh hôm 21/11 đã được trao Giải thưởng Nhân đạo đặc biệt tại cuộc thi thiết kế James Dyson của châu Âu, cuộc thi thiết kế uy tín.

Điều thú vị là người phát minh ra nó cho biết trọng lượng nhẹ và hệ thống treo địa hình của xe moóc giúp người bị thương di chuyển trên đó an toàn hơn so với cốp ô tô (một phương pháp phổ biến).

Với 10 năm kinh nghiệm thiết kế xe moóc cứu hộ trong hang động và xe mô tô địa hình, Piotr khéo léo thiết kế để chiếc xe có thể chở thêm 2 người ngoài 1 chiếc cáng.

Người sau có thể là bác sĩ hoặc những người bị thương khác cần được hỗ trợ y tế.

Xe cứu sinh chiến địa giành giải thưởng "Thiết kế vì mục đích nhân đạo" - Ảnh 3.

Chiếc xe cứu thương chiến địa sau khi phủ bạt, có thể che kín người bên trong nhờ bạt chống cháy.

Mô-đun phía trên của phương tiện sơ tán này nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho những người cần chăm sóc y tế.

Nó có một lồng thép bảo vệ có thể được che phủ bằng bạt chống cháy. Chui vào bên trong qua các lỗ ở hai bên và phía sau.

Piotr có kế hoạch sử dụng số tiền từ giải thưởng James Dyson để thực hiện các nâng cấp tiếp theo, thậm chí tạo ra các phiên bản mới của Life Chariot dựa trên phản hồi từ những người cứu hộ ở tuyến đầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.